Danh sách Google Maps là một công cụ tiếp thị không thể thiếu đối với doanh nghiệp của bạn. Nó giúp bạn nhận được sự chú ý của nhóm khách hàng mới, từ đó có lợi thế để vượt lên trên những đối thủ cạnh tranh, đồng thời tạo ra được nhiều doanh nghiệp- tất cả đều miễn phí. Nhưng những lợi nhuận sinh ra từ đó chỉ có thể thực sự đạt được khi danh sách của bạn có khả năng hiển thị mạnh mẽ. Việc doanh nghiệp của bạn được hiển thị trong một khu vực không có nghĩa là Google sẽ tự động xếp hạng doanh nghiệp đó cho các tìm kiếm trong khu vực tương ứng.
Trên thực tế, khoảng cách chỉ là một trong vô vàn yếu tố để Google Maps cân nhắc tới khi xếp hạng danh sách các doanh nghiệp. Trong bài hướng dẫn này tôi sẽ chỉ ra cho bạn 10 chiến thuật để danh sách hiển thị Google Maps của bạn có kết quả xếp hạng cao hơn và đạt được nhiều lợi ích.
Có thể tóm gọn chiến lược qua 3 bước:
- Cách tạo lập và xác thực danh sách Google Maps.
- Cách cung cấp những thông tin bổ sung giúp nâng cao thứ hạng doanh nghiệp đồng thời khiến nó trở nên thu hút.
- Các bước bổ sung áp dụng với website để cải thiện thứ hạng danh sách Google Maps.
Contents
Tại sao cần có thứ hạng cao trên Google Maps?
Nghiên cứu chỉ ra rằng Google Maps là ứng dụng điều hướng ưa thích của 67% số người sử dụng. Với những người dùng hiếm khi lướt qua những kết quả tìm kiếm đầu tiên khi tìm một điểm đến thì việc đảm bảo rằng danh sách Google Maps của bạn được tối ưu hóa để hiển thị lên đầu với các tìm kiếm có liên quan là điều vô cùng quan trọng.
Các nghiên cứu đồng thời cũng cho thấy rằng những người dùng tìm kiếm trên danh sách Google Maps bằng từ khóa (key words), còn gọi là “khám phá”, thường xuất hiện nhiều hơn khoảng 84% số thời gian so với việc tìm kiếm bằng tên doanh nghiệp- tìm kiếm trực tiếp. Do đó, thứ hạng doanh nghiệp của bạn sẽ tăng lên nếu như bạn sử dụng những “key words” mà những khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm.
Một lý do khác để xếp hạng trên Google Maps là 3 danh sách Google Maps hàng đầu cũng sẽ được hiển thị trong những kết quả tìm kiếm thường xuyên, nếu có thể ứng dụng được. Với 46% số lượt tìm kiếm trên Google có mục đích nội địa thì việc hiển thị trong “Local 3-Pack” có thể làm tăng đáng kể khả năng hiển thị cho doanh nghiệp của bạn.
Lý do thứ 3 là bởi những việc bạn làm để nâng cao thứ hạng sẽ giúp cải thiện chất lượng danh sách của bạn, đồng thời thêm vào nhiều cách để người dùng có thể dễ dàng tương tác, tiếp cận với doanh nghiệp của bạn. Với 86% số người dùng đang sử dụng Google Maps cho việc tìm kiếm các doanh nghiệp thì điều này mở ra rất nhiều cơ hội để thúc đẩy sự tương tác.
Vậy làm thế nào để danh sách doanh nghiệp của bạn được xếp hạng cao hơn?
Giống như các kĩ thuật tối ưu hóa trên website và ngoài website dành cho các trang web địa phương, các tối ưu về trong và ngoài danh sách cũng được hình thành để phù hợp với các danh sách doanh nghiệp.Tuy vậy, đầu tiên bạn cần phải tạo lập danh sách trên Google Maps và chứng nhận bản kê đó.
1. Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google Maps.
Để khởi động chiến lược tiếp thị trực tuyến, hãy đảm bảo bạn đã thêm doanh nghiệp của mình vào Google Maps. Cụ thể như sau:
1. Truy cập website: Google.com/maps hoặc trực tiếp sử dụng ứng dụng Google Maps. Nhấn tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn.
2. Nếu doanh nghiệp bạn được hiển thị kèm theo một vị trí xác định, bạn đã sở hữu một danh sách hiển thị.
3. Nếu chưa được hiển thị, hãy nhấp vào mục “ Thêm địa điểm”.
Do bất kì ai cũng đều có thể thêm doanh nghiệp của mình vào Google Maps vì vậy đừng quên kiểm tra lại danh sách hiện có của mình. Bạn đừng quá lo lắng việc bị rò rỉ thông tin bởi chỉ người có thể xác minh được quyền sở hữu doanh nghiệp mới có quyền kiểm soát danh sách đó.
2. Xác nhận danh sách doanh nghiệp của bạn.
Bước tiếp theo trong công cuộc vươn tới thứ hạng cao hơn trên Google Maps là xác nhận danh sách của bạn. Khi bước vào quá trình chứng nhận danh sách của mình, bạn cần cung cấp thêm rất nhiều thông tin chi tiết về doanh nghiệp bạn đang sở hữu. Doanh nghiệp của bạn càng chứa nhiều thông tin cụ thể thì thứ hạng của nó càng được nâng cao hơn trên Google Maps.
Mặt khác, bạn sẽ không thể làm được bất kì bước nào tiếp theo trong chiến lược này nếu như danh sách của bạn chưa được chứng nhận.
Điều kiện tiên quyết để chứng nhận danh sách doanh nghiệp là phải có một tài khoản Google My Business miễn phí. Nếu đã có, bạn chỉ việc kéo danh sách doanh nghiệp của mình lên, chọn một tùy chọn với nội dung “ Chứng thực doanh nghiệp này” hoặc “ Sở hữu doanh nghiệp này” và làm theo các gợi ý. Nếu chưa có tài khoản Google My Business, tôi sẽ chỉ cho bạn cách để thiết lập tài khoản và cách chứng nhận doanh nghiệp của mình.
3. Thêm thông tin cho danh sách doanh nghiệp.
Khi danh sách doanh nghiệp và tài khoản Google My Business của bạn đã được liên kết với nhau, bạn đã sẵn sàng để tối ưu hóa chúng nhằm thăng hạng trong các kết quả tìm kiếm quy mô địa phương. Như tôi đã đề cập trước đó, càng cung cấp nhiều thông tin cho danh sách doanh nghiệp thì thứ hạng của nó sẽ càng cao hơn trên thanh tìm kiếm. Để bổ sung thêm nhiều thông tin cụ thể hơn cho danh sách của mình, hãy đăng nhập vào tài khoản Google My Business của bạn.
Khi đăng nhập hoàn tất, bạn sẽ nhìn thấy một bảng điều khiển với một số tab bên dưới. Chọn tab “Thông tin”- tùy chọn gồm có thông tin như: tên, danh mục hiển thị,vị trí doanh nghiệp, khu vực kinh doanh (nếu có), thời gian, sự kiện đặc biệt, số điện thoại, website, sản phẩm, dịch vụ, các thuộc tính và mô tả.
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để tối ưu hóa các phần tài khoản Google My Business để đạt được thứ hạng cao hơn trên Google Maps:
-
Đồng bộ tên và địa chỉ doanh nghiệp
Google Maps xếp hạng các doanh nghiệp dựa vào mức độ tin cậy vì vậy thước đo tin cậy mà bạn cần có chính là sự nhất quán về thông tin doanh nghiệp của mình trên các trang web.Ví dụ, bạn có một doanh nghiệp tên là “ North Shore Wellness Center”, hãy đảm bảo rằng cái tên hiển thị trong trang tổng quan Google My Business này là chính xác và không có bất cứ một chút biến thể nào như: N. North Shore Wellness Center hay North Shore Wellness Ctr. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng tên doanh nghiệp của bạn xuất hiện đồng đều trên tất cả các sản phẩm trực tuyến khác: trang web của bạn, danh sách Yelp hay hồ sơ Facebook, v.v… Tương tự đối với thông tin địa chỉ (ví dụ, sử dụng “St” thay cho “Street”)
-
Sử dụng số điện thoại địa phương
Google không quan tâm đến các thuê bao miễn phí ( 800 và 877), bởi loại thuê bao này thường xuyên được sử dụng để gửi thư rác. Hãy dùng số điện thoại địa phương có mã vùng và vị trí xác định của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nâng cấp thứ hạng của mình trên Google Maps, đồng thời, nó cũng sẽ chứng thực cho người tìm kiếm rằng doanh nghiệp của bạn nằm ở khu vực đó.
-
Đính kèm số theo dõi và số chính
Nếu bạn sử dụng theo dõi cuộc gọi, hãy dùng số theo dõi cho số liên lạc doanh nghiệp chính và số chính chuyển sang thành số phụ. Điều này giúp hầu hết các cuộc gọi đến bằng số theo dõi, do đó bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các lợi ích trong danh sách của mình mà số chính vẫn nằm trong danh sách đó. Từ đó, Google có thể đối sánh số của bạn với những số khác trên trang web của bạn và các danh sách khác.
-
Luôn cập nhật giờ giấc
Danh sách doanh nghiệp trên Google Maps sẽ cho người dùng thấy rằng doanh nghiệp này liệu có mở cửa, đóng cửa hay sắp mở cửa, đóng cửa không. Trong thời gian bệnh dịch hoành hành khiến mọi hoạt động bị tạm dừng, việc liên tục cập nhật giờ giấc doanh nghiệp là rất quan trọng. Việc cập nhật thường xuyên với Google nhằm mục đích thông báo rằng doanh nghiệp của bạn vẫn hoạt động, từ đó giúp nâng cao thứ hạng cho doanh nghiệp của bạn. Tính cập nhật tức thời này cũng giúp ngăn chặn những khách hàng có ý định lui tới cửa hàng của bạn chỉ để xem rằng nó đang đóng hay mở cửa. Tuy vậy việc làm này có thể khiến doanh nghiệp của bạn sẽ nhận về nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn trên Google Maps.
-
Mô tả doanh nghiệp
Phần mô tả hiển thị trên danh sách doanh nghiệp Google Maps nên cung cấp một bức tranh tổng quan về doanh nghiệp của bạn, điều này sẽ giúp định hướng người dùng truy cập vào cũng như giới thiệu chung về các đặc điểm ấn định tới người truy cập. Bạn cũng nên mô tả doanh nghiệp của mình bằng những đặc trưng vốn có của nó, từ đó các liên kết sẽ được thiết lập tốt hơn. Đặc biệt, hãy thêm vào đó những từ khóa gợi ý về doanh nghiệp của bạn. Như tôi đã nói, chính những từ khóa này sẽ giúp thứ hạng danh sách doanh nghiệp trên Google Maps của bạn được nâng cao. Không chỉ tên doanh nghiệp của bạn được hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm mà cả các tìm kiếm về sản phẩm và dịch vụ nơi bạn cũng sẽ lần lượt xuất hiện.
-
Phân loại đúng doanh nghiệp
Về thứ bậc, loại hình doanh nghiệp của bạn là gì khi xuất hiện trên Google Maps là điều vô cùng quan trọng. Đối với các danh mục chính, hãy chọn phần đại diện tốt nhất cho sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp. Nếu thêm vào bất cứ danh mục nào khác, hãy để nó làm danh mục phụ. Nên nhớ rằng bạn không thể thêm vào những danh mục tùy chỉnh. Dù vậy khi nhập sản phẩm chính của mình, bạn vẫn sẽ thấy một dãy các tùy chọn được gợi ý để chọn lựa.
4. Thêm hình ảnh doanh nghiệp vào danh sách Google Maps
Google sẽ ưu tiên hơn nếu như bạn thêm vào danh sách doanh nghiệp của mình một vài bức ảnh mô tả.
Thứ nhất, lợi ích đem lại cho bạn từ việc sử dụng hình ảnh doanh nghiệp một cách thông minh là nó sẽ báo hiệu rằng doanh nghiệp của bạn hoạt động và xứng đáng được thăng hạng.
Thứ hai, kĩ thuật nhận dạng hình ảnh của Google rất chuyên nghiệp do đó nó sẽ hiển thị tốt hình ảnh của bạn trong các tìm kiếm địa phương.
Thứ ba, bởi vì quy tắc chung của SEO là Google thích những gì người dùng thích. Vì người dùng thích sự chân thật các bức ảnh mô tả mang lại do đó nếu bạn không thêm vào danh sách doanh nghiệp của mình một vài ảnh chụp cụ thể thì doanh nghiệp của bạn sẽ khó có thể lôi kéo được sự chú ý của người dùng.
Các hình ảnh thực tế hiển thị trên danh sách sẽ chứng minh doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp năng động, thu hút. Để thực hiện thao tác này, hãy chuyển đến tab “Ảnh” trong trang tổng quan Google My Business, thực hiện kéo/ thả một hoặc nhiều ảnh/ video vào khu vực được chỉ định. Bạn nên cố gắng thêm ít nhất một ảnh mới mỗi tuần hoặc mỗi ngày, nếu có thể.
5. Nhận các bài đánh giá của Google.
Bởi Google yêu thích những gì khách hàng yêu thích, do đó không có gì ngạc nhiên khi Google Maps ưu ái xếp hạng cho các danh sách doanh nghiệp có đánh giá tích cực. Vậy làm thế nào để bạn nhận được các đánh giá nổi bật? Khi bạn tạo một danh sách doanh nghiệp trên Google Maps, điều này sẽ tự động mở ra cho doanh nghiệp của bạn các đánh giá khách quan.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ nhận được toàn bộ các đánh giá. Bạn sẽ cần phải chủ động yêu cầu đánh giá và tích cực trả lời các bài đánh giá đó. Phản hồi lại các đánh giá sẽ khuyến khích người dùng đánh giá nhiều hơn và giảm bớt tác hại của các đánh giá tiêu cực. Thêm vào đó, việc trả lời những khách hàng tiềm năng khác cho biết bạn quan tâm đến khách hàng của mình như thế nào và cách bạn giải quyết vấn đề tốt ra sao.
Đánh giá tiêu cực có thể xuất hiện khi dịch vụ của bạn không đủ tốt. Mặt khác, nếu bạn phản hồi đúng cách, bạn có thể giảm thiểu và thậm chí đảo ngược tác hại của một số đánh giá tiêu cực.
6. Hợp nhất danh sách Google Maps.
Google sẽ làm mất uy tín của các doanh nghiệp có quá nhiều số điện thoại hoặc nhiều địa điểm được liệt kê cho một doanh nghiệp thực tế. Vì vậy hãy loại bỏ các danh sách trùng lặp và thông tin thừa để đảm bảo danh sách của bạn có sức hút trong bảng xếp hạng.
7. Đăng bài thường xuyên lên danh sách doanh nghiệp Google Maps.
Giống như Facebook, bạn có thể đăng tải các bài viết ngay trên danh sách doanh nghiệp của mình. Việc thường xuyên đăng bài sẽ gửi tín hiệu cho Google rằng bạn chủ động quản lý danh sách của mình và danh sách này sẽ được xem xét khi tiến hành xếp hạng. Ngoài ra, vì những người tiêu dùng sử dụng các thanh công cụ tìm kiếm có nhu cầu cao, do đó thông qua các bài đăng trên Google, bạn có thể nhận được ưu đãi của mình trước một đối tượng sẵn sàng tương tác.
Cách sử dụng website của bạn để thăng hạng trên Google Maps
Ngoài việc thực hiện các hoạt động trực tiếp trên danh sách doanh nghiệp của bạn, còn có một số tối ưu hóa bạn có thể thực hiện trên trang web của mình để được hỗ trợ xếp hạng Google Maps cao hơn.
8. Đảm bảo rằng website của bạn luôn thích ứng.
Đầu tiên, hãy đảm bảo website của bạn responsive, có nghĩa là nó phải đồng bộ trên mọi thiết bị, kích thước màn hình. Do danh sách doanh nghiệp trên Google Maps chứa liên kết đến trang web và gần 60% tìm kiếm trên Google diễn ra trên thiết bị di động, vì vậy, nếu danh sách của bạn đưa người dùng đến một trang web có yêu cầu thu nhỏ/ phóng to, có liên kết bị hỏng hoặc tải chậm thì thứ hạng Google Maps của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
9. Thêm từ khóa chứa vị trí vào website.
Cách thứ hai là xác định mục tiêu cho các tìm kiếm địa phương. Chiến thuật này sẽ giúp xếp hạng cao hơn cho website của bạn trên Google Search và cả trên Google Maps.
Vì vậy, hãy đảm bảo kết hợp các từ khóa dựa trên vị trí trong các trang chính trên website của bạn, chẳng hạn như: trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ, trang sản phẩm và dịch vụ và thậm chí cả các bài đăng trên blog — không chỉ với tiêu đề của các trang mà còn đối với các tiêu đề nội dung, thẻ hình ảnh, chú thích và URL.
Việc nhấn mạnh sự nổi bật của bạn trong khu vực với Google có thể giúp thứ hạng doanh nghiệp của bạn trên nền tảng đó tăng lên đáng kể.
10. Nhúng bản đồ Google vào trang web của bạn.
Hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện nhúng bản đồ Google trong phần “Liên hệ với chúng tôi” trên website của họ. Chiến thuật này là một cách để Google biết rằng doanh nghiệp của bạn nằm ở vị trí bạn đã đề cập. Lưu ý sử dụng cùng một địa chỉ trên website bởi điều này sẽ giúp tăng cường độ tin cậy doanh nghiệp- đồng thời giúp khách hàng nhanh chóng xác định vị trí doanh nghiệp của bạn.
Để nhúng bản đồ Google vào trang web, hãy tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn trong Google Maps. Nhấp vào mục “Chia sẻ” trong danh sách của bạn và chọn tab “Nhúng bản đồ”. Sau đó, sao chép và dán liên kết trên trang liên hệ doanh nghiệp của bạn.
Trải nghiệm những lợi ích của việc xếp hạng cao hơn trên Google Maps
Đây là bản tóm tắt nhanh về tất cả các chiến lược mà chúng tôi đã đề cập để giúp bạn có thứ hạng cao hơn trên Google Maps:
1. Tạo và xác nhận danh sách doanh nghiệp trên Google Maps của bạn.
2. Hoàn thành mọi phần của trang tổng quan Google My Business.
3. Hiển thị đồng bộ tên, địa chỉ và số điện thoại (tốt nhất là số điện thoại địa phương).
4. Mô tả và phân loại chính xác doanh nghiệp của bạn.
5. Thêm ảnh và bài đăng vào danh sách thường xuyên.
6. Nhận các bài đánh giá của Google.
7. Hợp nhất các danh sách trùng lặp.
8. Hình thành một website đáp ứng.
9. Đặt mục tiêu website của bạn cho các từ khóa địa phương.
10. Nhúng bản đồ Google vào website.
Google Maps business Listings ngày càng trở nên tiên tiến hơn, cho phép người tiêu dùng nhanh chóng nhận được thông tin họ cần và đưa ra những quyết định mua hàng sáng suốt. Hãy thực hiện theo các chiến lược mà tôi đề cập để đưa doanh nghiệp của bạn lên hiển thị ở đầu Google Maps. Bạn sẽ trải nghiệm khả năng hiển thị, mức độ tương tác và lượt doanh thu tăng lên cùng với nó!