Vũ Thành Lâm

Câu lệnh điều khiển trong PHP

5/5 - (9 bình chọn)

Xin chào mọi người, sau một tuần chắc hẳn lượng kiến thức tích lũy được về PHP của các bạn tiến bộ nhiều lắm rồi phải không? Trong bài viết trước mình đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu về toán tử trong PHP – bài viết rất quan trọng để bạn có thể dễ dàng tiếp cận cũng như hiểu rõ nội dung bài ngày hôm nay.

Xem thêm: Toán tử trong PHP

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về câu lệnh điều khiển trong ngôn ngữ PHP. Đây là một trong những kiến thức căn bản nhất mà bất kỳ lập trình viên PHP nào cũng phải nắm vững. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Khi bạn viết code thì câu lệnh điều khiển thường dùng để thực hiện một hành động nào đó dựa trên một hoặc nhiều điều kiện nhất định. Ví dụ như muốn học lập trình thì bạn phải có máy tính chứ không thể code tay trên giấy được – nó chỉ khiến bạn to tay mà không có hiệu quả phải không nào?

Trong PHP, chúng ta có những câu lệnh điều khiển sau:

Contents

Câu lệnh if

Câu lệnh if chỉ thực hiện đoạn mã khi điều kiện là đúng.

Cú pháp:

if (điều kiện) {
thực hiện đoạn mã khi điều kiện đúng

}

Đoạn mã dưới đây sẽ in ra chuỗi “Bạn có thể đi bỏ phiếu” nếu tuổi lớn hơn hoặc bằng 18.

Câu lệnh if…else

Câu lệnh if…else sẽ kiểm tra điều kiện, nếu đúng thì sẽ thực hiện đoạn mã trong khối lệnh if, nếu sai thì thực hiện đoạn mã trong khối lệnh else.

Cú pháp:

if (điều kiện) {
thực hiện đoạn mã ở đây nếu điều kiện đúng
} else {
  thực hiện đoạn mã ở đây nếu điều kiện sai
}

Ví dụ trên sẽ thực hiện in ra chuỗi “Bạn có thể đi bỏ phiếu” nếu biến $age có giá trị lớn hoặc bằng 18, nếu biến tuổi có giá trị nhỏ hơn 18 thì sẽ in ra chuỗi “Bạn không thể đi bỏ phiếu”.

Câu lệnh if…elseif….else

Câu lệnh if…elseif….else hay còn gọi là cấu trúc if…else lồng nhau dùng để thực hiện hành động nào đó dựa trên ít nhất từ 2 điều kiện trở lên.

Cú pháp:

if (điều kiện 1) {
thực hiện đoạn mã ở đây nếu điều kiện 1 đúng
} elseif (điều kiện 2) {
  thực hiện đoạn mã ở đây nếu điều kiện 2 đúng
} else {
thực hiện đoạn mã ở đây nếu tất cả điều kiện đều sai
}

Ví dụ dưới đây sẽ in ra chuỗi “Chào buổi sáng” nếu biến $gio có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 và in ra chuỗi “chào buổi chiều” nếu biến $gio có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 18. Trong trường hợp cả hai điều kiện trên đều không thỏa mãn thì sẽ in ra chuỗi “Chào buổi tối”.

Câu lệnh switch

Câu lệnh switch thường được sử dụng để thực hiện các hành động khách nhau dựa trên các điều kiện khác nhau.

Cú pháp:

switch (n) {
case nhãn 1:
      đoạn mã ở đây sẽ được thực hiện nếu n = nhãn1
break;
case label2:
     đoạn mã ở đây sẽ được thực hiện nếu n = nhãn2
break;
case label3:
      đoạn mã ở đây sẽ được thực hiện nếu n = nhãn3
break;

default:
      đoạn mã ở đây sẽ được thực hiện nếu n khác với tất cả các nhãn ở trên
}

Giải thích cách hoạt động:

Đầu tiên chúng ta có biến điều khiển n. Câu lệnh switch sẽ thực hiện so sánh giá trị của biến n với case với nhãn 1, nhãn 2,… Nếu giá trị của biến trùng với case nào thì đoạn mã trong case đó sẽ được thực hiện. Trong trường hợp giá trị của n không trùng với case nào thì đoạn mã trong case default sẽ được thực hiện.

Chú ý: luôn luôn sử dụng từ khóa break sau mỗi case của câu lệnh switch để ngăn chặn việc thực hiện tự động đoạn mã ở case kế tiếp.

Trong ví dụ trên sẽ in ra chuỗi “Your favorite color is red!” bởi vì giá trị của biến $favorite-color trùng với case có giá trị ‘red’.

Kết luận:

Như vậy chúng ta đã cùng nhau đi hết chiều dài của bài viết rồi. Thông qua bài viết này mình đã giúp các bạn biết thêm một kiến thức rất quan trọng trong việc lập trình Web với ngôn ngữ PHP. Hãy luôn luôn theo dõi và cập nhật các bài viết của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Exit mobile version