Nói đến Chùa Keo thì các bạn có thể biết rằng khắp miền Bắc Việt Nam có rất nhiều Chùa Keo:
Chùa Keo là tên gọi của một số ngôi chùa cổ ở Việt Nam. Một số ngôi chùa Keo cổ được biết đến nhiều nhất là:
- Chùa Keo ở Thái Bình, còn được gọi là chùa Keo Thượng, ở làng Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Chùa Keo ở Nam Định, còn được gọi là chùa Keo Hạ hoặc Keo Hành Thiện, ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
- Chùa Keo ở Hà Nội, còn được gọi là chùa Báo Ân, ở làng Chè, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Trong đó Tổ đình Chùa Keo là nới nguội cội tôn nghiêm nhất.
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa Keo có tên gọi là Nghiêm Quang tự, sư tổ của chùa chính là Lý Triều Quốc Sư: Thiền sư Nguyễn Minh Không (pháp hiệu là Không Lộ).
Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.
Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc Lễ (Lại Thị Ngọc Lễ vốn thuộc dòng quyền quý, quê gốc ở làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa, cụ tổ là quan huyện thừa Lại Thế Tương. Lại Thị Ngọc Lễ cùng em Lại Thế Nghĩa là con quan Phò mã Lãng quận công Lại Thế Thời, chắt nội Thái tể Khiêm quốc công Lại Thế Khanh, cháu ngoại Thanh Đô vương Trịnh Tráng.), vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941… Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.
Được sự chỉ đạo của Chủ trì Chùa Keo Thích Thanh Quang và sự trợ giúp của phát tâm công đức của chàng trai trẻ từng làm việc tại FTP và sinh sống tại Madrid nhóm Lâm vờ tờ đã hoàn thành website Chùa Keo.
Tuy còn ở mức đơn giản, nhưng cũng đã có phần mang đậm phong cách áo nâu nhà Phật, nhằm đáp ứng thông tin kịp thời tới bà con phật tử trong cả nước.
Website được thiết kế với CMS WordPress đáp ứng trên mọi trình duyệt và mọi thiết bị.