Google Analytics là gì? Hướng dẫn cài đặt Google Analytics? 4 báo cáo Analytics mà bạn không thể bỏ qua
Google Analytics – một bộ công cụ miễn phí vô cũng quan trọng, có thể nói là toàn năng mà không một webmaster hay một chuyên gia marketing online nào có thể bỏ qua.
Và hôm nay bạn sẽ cùng mình tìm hiểu: Google Analytics là gì?, Hướng dẫn cài đặt Google Analytics, Cuối cùng là 4 báo cáo của Google Analytics mà bất cứ một ai muốn làm chủ nó đều phải nắm chắc.
Có bao giờ bạn từng tự hỏi:
- Làm thế nào để nhiều người ghé thăm trang web của tôi?
- Tôi có cần một trang web thân thiện với di động?
- Trang nào trên website của tôi được quan tâm nhất?
- Bạn đọc của tôi đến từ đâu?
- Nơi nào trên web khiến khách bỏ đi?
- Những trang web nào liên kết tới website của tôi?
Và bạn chưa có đáp án? Vậy hãy để Google Analytics trả lời giúp bạn!
Google Analytics không hề khó sử dụng. Hệ thống này được Google phát triển và sắp xếp cực kỳ logic và khoa học. Với khả năng Custumize các bản view cực kỳ hữu hiệu. Giúp bạn sàng lọc các thông tin không cần thiết trong một lượng khổng lồ các dữ liệu mà Google cung cấp.
Do lượng kiến thức về Google Analytics khá là lớn và đòi hỏi bạn bắt tay vào một dự án thực tế mới có thể nâng cao được trình độ phân tích và nhạy bén với các tình huống. Nhưng ở bài viết này mình sẽ cố gắng cung cấp cho bạn lượng kiến thức cơ bản cần có trước khi đi vào dự án đầu tiên.
Đầu tiên bạn cần có cái nhìn tổng quan về các khái niệm cũng như cấu trúc cơ bản trong Google Analytic.
Google Analytics là gì?
Google Analytics là một dịch vụ được cung cấp miễn phí bởi google giúp các webmaster và những người làm SEO phân tích, thống kê các thông tin về website của mình. Trang chủ: https://analytics.google.com/analytics
Google Analytic cho phép bạn theo dõi :
Nó giúp bạn thống kê lượng traffic, nguồn traffic, các dữ liệu về nhân khẩu học, hành vi của người dùng …
Google Analytics có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác của Google như: Google Adwords, Google Adsense, Google Webmaster Tools…
Đây là một công cụ có chế độ cảnh báo thông minh, bộ lọc mạnh mẽ, có các chế độ tùy chỉnh Dashboard khác nhau đối với Sale Manager, SEO Manager, Adwords Manager.
Dựa vào số liệu của Wiki thì Google Analytics là một dịch vụ phân tích dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất, chiếm 55% trong số 10.000 trang web phổ biến nhất hiện nay.
Chỉ dựa vào những thông tin trên thì Google Analytics đã quá là tiện lợi rồi, vậy thì làm thế nào để cài đặt nó?
Hướng dẫn cài đặt Google Analytic
Bước 1: Đầu tiên bạn cần có một tài khoản Google Analytics. Bạn có thể lập mới hoặc sử dụng tài khoản Google cũ của bạn (chính là tài khoản đăng nhập Youtube, Google+, Google Drive).
Bạn cần giữ bí mật tài khoản này nếu không muốn các chiến lược kinh doanh trên web của bạn bị lộ. Hoặc nếu mất tài khoản thì bạn sẽ phải bắt đầu lại tất cả với các dữ liệu thống kê.
Bước 2: Sau khi đã có tài khoản Google Analytic rồi thì bạn hãy truy cập vào trang chủ của Google Analytics tại đây và nhấn vào nút đăng nhập. Bạn sẽ được chào đón với màn hình 3 bước bạn cần thực hiện để thiết lập Google Analytics.
Lưu ý: ở đây bạn cần xác định rõ website của mình là http hay https, có www không?
Bước 4: Bây giờ bạn bạn sẽ nhận được một mã theo dõi của Google. Hãy copy mã theo dõi này bởi vì bạn cần nhúng nó vào website của bạn.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong việc đăng ký với Google. Công đoạn cuối cùng là nhúng đoạn code trên vào website.
Do mình không thể hướng dẫn bạn nhúng đoạn code đó trên tất cả các CMS hay Frameword được nhưng nguyên tắc chung là cần chèn đoạn code đó ở phần Head hoặc trước thẻ đóng </body> của website.
Nhưng theo khuyến cáo của Google thì bạn nên đặt nó trong thẻ <Head> vì nếu tình trạng mạng có vấn đề mà trang chưa kịp load đến phần đặt đoạn script thì dữ liệu sẽ không được cập nhật.
Và trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để nhúng đoạn script này vào website WordPress sử dụng Plugin.
Các bạn có thể sử dụng Plugin Insert Header and Footer. Cách này khá là đơn giản, mình khuyên bạn nên dùng nếu không biết code.
Bạn có thể download file .zip ở trên, hoặc có thể install trực tiếp bằng cách vào Plugins -> Add New sau đó search “insert header” :
Sau đó bạn vào phần Settings -> Insert Headers and Footers. Và giờ bạn chỉ việc dán code vào phần Scripts in Header và Save.
Chỉ đơn giản vậy thôi là 28-24h sau bạn sẽ có những báo cáo chi tiết và đầy đủ. Đó chỉ là khởi đầu, đừng quên là bạn còn một phần cực kỳ quan trọng nữa nhé!
4 báo cáo Google Analytics cơ bản
Báo cáo thời gian thực: là một phần trong Google Analytics cho phép biết được những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại. Cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp bạn phản ứng kịp thời với các chiến dịch tiếp thị và cơ sở hạ tầng băng thông. Bạn có thể đánh giá được phản ứng của độc giả với một chiến dịch email hoặc một nội dung mới vừa được công bố trên blog.
Phần tổng quan: Nó cung cấp cho bạn một bức tranh tổng thể về những gì đang diễn ra trên trang web của bạn. Có bao nhiêu bạn đọc trên trang của bạn tại thời điểm hiện tại, các trang họ đang dành thời gian tìm hiểu, các nguồn lưu lượng tổng thể hàng đầu, các nguồn lưu lượng xã hộ hàng đầu của bạn và vùng địa lý người đọc của bạn.
Báo cáo về đối tượng : Nằm trong sidebar ở phía bên trái màn hình:
Từ đó có thể tìm được điểm đen trên website khiến khách hàng rời bỏ từ đó có biện pháp khắc phục. Hay có thể điều hướng khách hàng theo những ý tưởng mình đưa ra, nhằm tạo cảm giác tin tưởng, thoải mãi mà vẫn dấn họ đến mục tiêu mình cần.KẾT LUẬN: Google quả là tuyệt vời phải không nào? Còn khá nhiều lượng thông tin về Google Analytics, nhưng mình chỉ đưa bạn được đến đây thôi, còn lại phụ thuộc vào bạn. Trên mạng có khá nhiều tài liệu tiếng anh viết khá là chi tiết bạn có thể đọc nó nếu tiếng anh tốt một chút. Còn không bạn có thể đón đọc bài viết tiếp theo về Google Analytic nâng cao trong thời gian tới.
Đình Đạt