Vũ Thành Lâm

Lập trình PHP cơ bản

4.4/5 - (13 bình chọn)

Trong bài viết trước mình đã giới thiệu tổng quan về lập trình web với ngôn ngữ PHP giúp các bạn có những kiến thức nền tảng trước khi bắt tay vào lập trình với PHP. Bạn nào chưa đọc hoặc cần ôn lại kiến thức thì xem lại bài viết trước nhé.

Xem thêm: Lập trình Web với ngôn ngữ PHP

Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những kỹ năng lập trình PHP cơ bản.

Contents

Cú pháp cơ bản

Thẻ PHP  bắt đầu bằng <?php và kết thúc bằng ?>. Thẻ PHP có thể đặt bất kỳ ở đâu trong nội dung trang web. Nếu bạn muốn thực hiện xử lý công việc nào đó trước khi hiển thị HTML, bạn phải đặt thẻ PHP trước mã HTML

Một file PHP có đuôi mở rộng là “.php“. Một file PHP thường bao gồm mã HTML và mã PHP.

Một câu lệnh trong PHP là một hay nhiều dòng code có nhiệm vụ thực hiện một công việc cụ thể nào đó.

Dưới đây là một ví dụ đơn giản sử dụng hàm echo trong PHP để hiển thị chuỗi “Chào mừng các bạn đến với ngôn ngữ lập trình PHP ” trên trình duyệt.

Chú ý:

Comment trong PHP

Liệu bạn đã từng nghĩ đến việc sau 6 tháng hoặc 1 năm sau khi bạn đọc lại code của chính mình và bạn chợt nhận ra rằng mình cũng không hiểu chính những gì mình đã từng viết, liệu đây có phải là code của mình, lúc này mình tin chắc rằng bạn chỉ muốn chửi thề và đập bàn phím ngay lập tức.Vì vậy, comment sẽ giúp lập trình viên-người trực tiếp viết code cũng như các lập trình viên khác dễ dàng quản lý cũng như bảo trì mã nguồn.

Trong PHP, chúng ta sử dụng // để tạo comment trên 1 dòng hoặc /**/ để tạo comment trên nhiều dòng.

Kiểu dữ liệu trong PHP

PHP cung cấp 6 loại kiểu dữ liệu chính bao gồm: integer, double, boolean, string, array object. Mỗi kiểu dữ liệu dùng để lưu trữ một loại dữ liệu khác nhau. Trong bài này, chúng ta tập trung vào 4 kiểu dữ liệu chính được sử dụng phổ biến nhất và tương tự nhau trên hầu hết các ngôn ngữ lập trình.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kiểu dữ liệu Array cũng như Object ở những bài sau.

Biến và Hằng

Biến

Biến được sử dụng để lưu trữ thông tin.

Biến sử dụng lưu trữ giá trị như số, chuỗi, mảng…

Khi một biến được khai báo, nó có thể sử dụng lặp đi lặp lại trong suốt chương trình của bạn.

Tất cả biến trong PHP bắt đầu với ký tự đô la ($). Sau khi khai báo biến chúng ta sử dụng toán tử gán (=) để gán giá trị cho biến.PHP xác định kiểu dữ liệu của biến phụ thuộc vào giá trị được gán cho nó.

Cú pháp khai báo biến: $tên_biến = giá trị;

Ví dụ dưới đây định nghĩa biến $ho_ten và gán giá trị cho nó là chuỗi ‘Lê Đức Thọ’, biến $tuoi được gán giá trị là số nguyên 22.

Quy tắc đặt tên biến trong PHP:

Bên cạnh quy tắc đặt tên biến thì tên biến nên đặt có ý nghĩa để chúng ta dễ dàng hiểu được mục đích của biến để làm gì cũng như dễ dàng khi sử dụng.

Để tạo ra tên biến có nhiều hơn một từ, hầu hết các lập trình viên PHP sử dụng dấu gạch dưới để phân cách giữa các từ. Ví dụ, $ho_ten và $gioi_tinh sử dụng quy tắc này.  Ngoài ra có thể sử dụng quy tắc lạc đà (camel casing). Với quy tắc này ký tự đầu tiên của mỗi từ được viết hoa ngoại trừ từ đầu tiên.Ví dụ. $hoTen và $gioiTinh sử dụng quy tắc này.

Hằng

Hằng cũng là một biến nhưng giá trị của nó không thể thay đổi được.

Để khai báo một hằng chúng ta sử dụng hàm define trong PHP: define(name, value);

Trong đó:

Ví dụ dưới đây định nghĩa một hằng có tên CHAO và hiển thị giá trị của nó lên trình duyệt

Cách sử dụng PHP Document

Khi bạn học một ngôn ngữ mới thì việc đọc chính tài liệu chính thức của ngôn ngữ đó là một điều rất tốt bởi vì nó hệ thống kiến thức một cách bài bản sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận ngôn ngữ. Sau đó, nếu bạn gặp phải vấn đề mà bạn không thể giải quyết được dựa trên những gì mình đã biết thì bạn có thể tham khảo tài liệu để biết thêm thông tin.

Xem thêm: PHP Document

Cách dùng PHP Manual

Truy cập vào trang chủ của PHP Document, nhấn vào ngôn ngữ mà bạn sử dụng để chuyển tới trang PHP Manual

Nhấn vào các liên kết ở menu bên tay phải cửa sổ trình duyệt và thông tin về nội dung cần tìm kiếm sẽ hiện ra ở giữa cửa sổ chính.

Cách tìm tài liệu khi bạn đã biết tên hàm cần tìm kiếm

Bạn nhập tên hàm đã biết vào ô tìm kiếm và chọn một trong các hàm ở danh sách được đề xuất

Kết luận:

Như vậy thông qua bài viết này mình đã giúp các bạn tiến thêm một bước trên con đường lập trình web với ngôn ngữ PHP. Bây giờ thì bạn hãy thư giãn đi nào và chờ đón bài viết tiếp theo của mình nhé.

 

Exit mobile version