Vũ Thành Lâm

SEO: 10 bước cần thiết để tối ưu hóa nội dung Website chuẩn 2017

5/5 - (4 bình chọn)

Contents

Nếu bạn là người mới tiếp cận với tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing)

Thì SEO (Search Engine Optimization) có cái gì đó rất bí ẩn. Đó là sự thật vì SEO có rất nhiều quy tắc phải tuân thủ. Nhiều quy tắc trong đó thay đổi thường xuyên và đôi khi nó không được công bố rõ ràng. Tuy nhiên, nó cũng có một số vấn đề cơ bản, đơn giản mà ai cũng có thể học hỏi và áp dụng cho nội dung của website. Nhằm tăng traffic từ những lượt tìm kiếm tự nhiên (organic search) trên các công cụ tìm kiếm. SEO cho người mới sẽ cho bạn biết những gì?

SEO là gì?

SEO theo nghĩa từ thì nó là tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm. Nhưng ta phải hiểu chính xác nó là: Tối ưu hóa nội dụng website của bạn cho công cụ tìm kiếm. Bằng cách đó, Google (và nhiều công cụ tìm kiếm khác) sẽ dễ dàng tìm thấy và index nội dung của bạn. Họ phân loại website của bạn dựa trên những thông tin index. Sau đó đưa website của bạn lên kết quả tìm kiếm của người dùng trên Internet.

Xem thêm: Viết bài SEO-Optimized hoàn hảo trong WordPress

Tại sao lại phải tối ưu hóa website?

Điều chỉnh nội dung website của bạn sẽ làm cho người dùng Internet có nhiều cơ hội tìm thấy website của bạn. Có nghĩa là traffic của bạn sẽ tăng lên. Một nghiên cứu của Backlinko cho thấy lượng traffic tăng lên đến 85% là do những nỗ lực về SEO. Theo Search Engine Journal, 70 – 80% người dùng sẽ bỏ qua những kết quả có trả tiền (chạy Adword). Thay vào đó họ lựa chọn kết quả tìm kiếm hữu cơ.

SEO là cách dễ dàng và rẻ tiền nhất để tăng lượng traffic của website.

Các công cụ tìm kiếm làm việc như thế nào?

Một quy trình làm việc của các công cụ tìm kiếm trải qua 3 vấn đề chính: Crawling, Indexing và Querying. Chúng ta tìm hiểu từng vấn đề một

– Crawling: Là chỉ quá trình thu thập dữ liệu website của một phần mềm gọi là “spider”. Các công cụ tìm kiếm sẽ dùng “spider” để thu thập dữ liệu website của bạn.

– Indexing: Sau khi “spider” đã thu thập xong dữ liệu website, các công cụ tìm kiếm sẽ lưu trữ lại. Sau đó sẽ đánh giá và so sánh mức độ uy tín của nội dung đó với website khác.

– Querying (truy vấn): Khi người dùng thực hiện một truy vấn. Các công cụ tìm kiếm sẽ tìm nội dung đã index phù hợp nhất với truy vấn đó. Và trả về trên trang kết quả những website có nội dung phù hợp nhất.

     Vậy thuật toán của Google là gì?

Là một chương trình máy tính phân tích một loạt những điểm độc đáo của mỗi website và index chúng. Điều đó giúp cho Google trả về kết quả tìm kiếm một cách phù hợp nhất với nội dung tìm kiếm.

Rất ít người biết được chi tiết thực tế thuật toán của Google. Bởi vì Google giữ bí mật và thường xuyên cập nhật. Để đảm bảo cộng đồng SEO cũng phải luôn có sự tìm tòi, đổi mới.

Điều đó nói lên rằng, bạn phải nghiên cứu, xuất bản nội dung tạo được sự hấp dẫn đối với thuật toán của Google.

     Làm thể nào để thu hút được Google?

Đây là vấn đề mấu chốt của bài viết này. Phải tiến hành SEO như thế nào để tạo được sự chú ý của Google. Để từ đó đạt được xếp hạng cao hơn và lượng traffic lớn hơn cho website của bạn từ công cụ tìm kiếm.

Điều quan trọng nhất trong SEO là nội dung của bạn phải có chất lượng cao, nhiều thông tin, và đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Về bản chất thì nếu nội dung của bạn gây ấn tượng được với người đọc thì sẽ gây được sự chú ý của Google.

Xem thêm: SEO: 4 Bước cần thiết để tạo một trang Web thân thiện với Google

              Sau đây là 2 đặc điểm quan trọng của nội dung mà Google ủng hộ:

Length (độ dài của nội dung): Nội dung của bạn càng dài thì càng được Google đánh giá cao. Vì thông qua nội dung đó Google tìm kiếm được nhiều thông tin về website của bạn. Google cho rằng đó là chủ đề có chiều sâu, được nghiên cứu cặn kẽ. Trong một cuộc khảo sát 160.000 website. SerpIQ xác định rằng kết quả trả về trang đầu của công cụ tìm kiếm được dành cho những website có nội dung dài hơn. Với sự xắp sếp thứ tự giảm dần tỷ lệ thuận với chiều dài nội dung.

Freshness (cập nhật thường xuyên): Muốn giữ được “ấn tượng” tốt với Google bạn phải cập nhật nội dung thường xuyên. Bởi khi spider thu thập và index nội dung website của bạn, chúng sẽ cấp cho website của bạn một freshness score (một yếu tố đưa vào thuật toán của Google). Nếu bạn không cập nhật website ít nhất một lần trong tuần. Nó sẽ xuất hiện freshness score cũ như thế sẽ ít hấp dẫn hơn với Google.

Sử dụng từ khóa trong SEO như thế nào?

Do sự thay đổi, cập nhật thường xuyên của thuật toán của Google. Tứ khóa đã không còn địa vị “thống trị” trong SEO như thời gian đầu. Hiện tại nếu bạn không có nội dung tốt thì tất cả những từ khóa trên thế giới cũng thể giúp được bạn. Trong thực tế, nếu như website của bạn có biểu hiện nhồi nhét từ khóa có thể sẽ bị Google trừng phạt.

Tuy nhiên từ khóa vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược SEO của bạn

Nó giúp bạn định hướng, xác định mục tiêu của nội dung. Thông qua từ khóa để bạn biết phải viết gì và viết như thế nào. Và đó cũng là cơ hội tốt để bạn cải thiện lượng traffic. Vậy, làm thế nào để biết từ khóa sẽ đưa độc giả đến với website của bạn?

Vấn đề này đưa đến cho chúng ta một câu hỏi: Từ khóa là gì?

Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ ngắn xuất hiện trong những truy vấn tìm kiếm phổ biến. Bằng cách nghiên cứu từ khóa (keyword research), bạn sẽ phát hiện ra những từ khóa tiềm năng, có thể cải thiện lượng truy cập vào website của bạn. Sau đó bạn sử dụng chúng để viết nội dung. Nội dung phải tập trung vào từ khóa đã chọn, và phải chắc chắn rằng chúng xuất hiện trong nội dung của bạn.

Có nhiều công cụ online miễn phí để nghiên cứu từ khóa.

Một trong số đó là Google Keyword Planner, đã được các chuyên gia SEO trên thế giới đánh giá rất cao. Về cả sự tiện nghi lẫn hiệu quả công việc. Google Keyword Planner giúp bạn khám phá những từ khóa phổ biến được tìm kiếm trong Niche (ngách) của bạn. Chi tiết hơn bạn có thể tìm kiếm trên Google.

Xem thêm: Những công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất dành cho SEOer – 2017 Edition.

Title tag (thẻ nội dung) là gì?

Title tag là tiêu đề của trang hoặc bài viết của bạn. Title tag sẽ xuất hiện trên SERPs (Search Engine Results Page) là những trang kết quả trả về của công cụ tìm kiếm. Khi bạn chia sẻ nội dung website của bạn trên các phương tiện truyền thông Title tag sẽ hiển thị một mô tả ngắn gọn và chính xác nội dung trên trang được chia sẻ. Điều đó rất quan trọng cho User Experience (trải nghiệm người dùng) và SEO.

Dưới đây là một số lời khuyên về tối ưu hóa Title tag:

– Giữ cho title tag của bạn trong khoảng 50 đến 60 ký tự (tính cả dấu cách). Nếu quá dài nó sẽ bị cắt đi trong quá trình tìm kiếm. Và như thế trong kết quả trả về, người đọc không nắm hết thông tin từ Title tag. Bạn sẽ dễ dàng bị họ bỏ qua.

– Tiêu đề của bạn phải mô tả một cách chính xác nội dung trên trang.

– Đặt từ khóa của bạn lên đầu Title tag.

Nó cũng là vấn đề quan trọng để nhắc nhở bạn rằng không nên dùng cùng một title tag trên nhiều page của một website. Trùng lặp nội dung có thể sẽ dẫn đến những trừng phạt của Google. Nếu có 2 pages trên website của bạn có nội dung tương tự nhau. Bạn phải kết hợp chúng thành 1 page. Hoặc là phải làm cho nội dung chúng có sự khác biệt kể cả title tag.

Xem thêm: 5 Điều cần biết để viết bài SEO – Vua nội dung

Meta Description (mô tả khái quát) là gì?

Là một trích đoạn ngắn xuất hiện bên dưới title tag trên SERP. Là một bản tóm tắt ngắn gọn về page của bạn. Vì vậy độc giả có thể thông qua đó để nhận được những thông tin chứa đựng trong page trước khi click chuột. Trước đây việc đưa ra Meta Description là do Google lấy một trích đoạn trên page. Nhưng ngày nay nó là do bạn viết, bạn sẽ soạn thảo ra nội dung này. Tuy nhiên nếu bạn không soạn thảo Google sẽ vẫn lấy ngẫu nhiên một trích đoạn để hiển thị lên Meta Description.

Xem thêm: Học SEO miễn phí với Lamvt là thế đấy

Bạn nên sử dụng từ khóa trong Meta Description. Điều đó sẽ giúp cho Google dễ nhận biết từ khóa của bạn hơn. Và khi có người tìm kiếm từ khóa đó nội dung của bạn sẽ được đề xuất trên SERP. Một từ khóa nổi bật trên Meta Description sẽ thu hút được nhiều độc giả hơn. Do đó cũng có nhiều cơ hội cải thiện traffic.

Vấn đề cuối mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này là : Link

Link (liên kết) trong SEO có tác dụng như thế nào?

Link cung cấp một giá trị rất lớn về SEO cho website của bạn. Có 2 loại link cơ bản mà bạn có thể đưa vào nội dung website: Internal link (liên kết nội bộ) và External link (liên kết ngoại tuyến).

Internal link là liên kết kết nối giữa các page trên một website. Internal link giúp độc giả và spiders của Google dễ dàng điều hướng website của bạn một cách hiệu quả .

External link là một liên kết từ website của bạn đưa độc giả đến một website khác. Làm tốt vấn đề này cũng có nghĩa là nội dung của bạn có sự nghiên cứu sâu từ những nguồn có chất lượng. Và Google đánh giá cao vấn đề này.

Mặc dù link có thể giúp khá nhiều trong việc cải thiện vị trí xếp hạng SEO của bạn.

Nhưng nó cũng tiềm ẩn những yếu tố sẽ ảnh hưởng xấu thậm chí sẽ bị Google trừng phạt. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng link trong nội dung bài viết:

– Liên kết đến những page hoặc website có cùng chủ đề thường có giá trị hơn. Vì thông tin nhận được từ những link này tương quan với nội dung bạn đang viết, bổ sung và hỗ trợ cho nó.

– Link’s text hay còn gọi là anchor text: Tức là bạn thay thế link bằng một đoạn văn bản, khi độc giả click vào đoạn văn bản sẽ được kết nồi với link đó. Hiện nay, phương pháp này đã ít được sử dụng, bởi lạm dụng rất có thể bị phạt bởi Google. Tiêu chí hiện nay là viết thật tự nhiên, link phù hợp.

             – Số lượng link cũng phải có giới hạn trong SEO.

Bạn muốn đưa đủ link, nhưng cũng không được đưa quá nhiều. Khi một website liên kết đến nhiều website khác. Google sẽ chia giá trị của các liên kết bởi số lượng liên kết. Nghĩa là giá trị của link sẽ giảm đi khi có rất nhiều link. Hãy thật thận trọng trong việc sử dụng link, không nên sử dụng bừa bãi.

Xem thêm: Quy trình thiết kế một trang Web chuẩn SEO

*Kết luận:

SEO không phải là quá khó, nhưng giỏi thì phải cần thời gian và kết quả thực tế của bạn sẽ xếp hạng bạn ở mức nào. Bởi SEO có nhiều yếu tố thay đổi thường xuyên, bạn không cập nhật bạn sẽ không theo kịp và trở lên lỗi thời. Nắm chắc cơ bản và thường xuyên cập nhật là một lợi thế trong xu hướng ngày nay.

Exit mobile version