Vũ Thành Lâm

TOP 5 Xu thế mới của SEO 2018

5/5 - (4 bình chọn)

Chào các Seoers, thời gian trôi nhanh quá phải không các bạn!, SEO năm 2016 đã có những biến động nhỏ trong đó đặc biệt chú ý tới thuật toán Pengiun LifeTime đã khiến giới SEO Việt Nam chao đảo. hơn nữa Google AMP HTML cũng có mở rộng toàn cầu và thay đổi cách hiển thị của mình. Trong năm 2017 này, những nhận định sau phần nào sẽ giúp các bạn SEO tốt hơn.

Xem thêm: FreeLancer là gì? 360 Cách Tìm Việc Làm FreeLancer 2018

Trước khi đi vào vấn đề chính dành một phút cho quảng cáo, Tốc độ Load của trang web Lamvt nhanh vậy là do đâu??

Các bạn có thể đăng ký tại đây: http://hostvn.net

Tôi nhớ những ngày này năm ngoái chúng ta còn cùng nhau dự đoán xu thế mới của SEO 2016 sẽ thế nào, vậy mà đã một năm trôi qua. Giờ là lúc chúng ta lại lên kế hoạch, xây dựng ngân sách và chiến lược để đạt được thật nhiều thành công trong công tác SEO cho năm 2017. Và nếu bạn cần có nhưungx lời khuyên hoặc một số hỗ trợ để có thể định hướng SEO cho mình, bài viết sau đây sẽ mang đến những lời khuyên hữu ích nhất mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

Chúng ta cùng nhìn lại một trong những sự kiện SEO lớn và uy tín hàng đầu tại hội thảo SMX. Tôi đã ghi chép những điểm đáng chú ý nhất dành cho bạn. Một vài ý kiến trong đó chứa đựng rất nhiều giá trị và quan điểm đúng đắn, một vài ý kiến thực sự độc đáo và mới mẻ hữu ích cho các SEOer Việt Nam!

Google AMP chỉ là “làn sóng” nhất thời hay chính là giải pháp thiết yếu cho các thiết bị di động trong tương lai?

AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages được hiểu là trang dành cho thiết bị di động được tăng tốc. AMP là sáng kiến mới của Google để xây dựng trang web di động thân thiện và hiệu quả hơn với người dùng bằng cách giới thiệu một tiêu chuẩn mới để tạo ra các nội dung trang web cho các thiết bị di động.

Về cơ bản, tiêu chuẩn mới này là một tập hợp các quy tắc xây dựng phiên bản thấp hơn và đơn giản hơn của HTML. Những trang được xây dựng phù hợp với AMP có thể tải với tốc độ tối đa trên tất cả các thiết bị di động.

Xem thêm: FreeLancer là gì? 360 Cách Tìm Việc Làm FreeLancer 2018

Kể từ khi Google AMP bắt đầu xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm vào tháng hai năm 2016 của một số quốc gia và phổ biến trên toàn cầu vào tầm tháng 8 năm 2016, AMP đã khiến cho giới SEO tốn không ít giấy mực. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những xôn xao dư luận xung quanh dự án AMP, giới làm SEO cũng như các nhà quản trị web vẫn còn vô vàn những hoài nghi soi xét: “Liệu rằng AMP chỉ là xu thế nhất thời của Google, sự tồn tại của nó chỉ gói gọn trong vài tháng giống nhiều chương trình khác hay nó vốn chứa đựng những giá trị vượt thời gian và sẽ được áp dụng phổ biến cho mọi thiết bị di động?”

Khi đưa ra quan điểm cá nhân đối với nghi vấn trên, ngài Adam Greenberg, một thành viên của Google, đã khẳng định chắc nịch: “AMP thật sự là một kiệt tác giá trị của Google”.

Cho dù không cố ý, trong đầu bạn cũng sẽ xuất hiện một vài ý nghĩ thoáng qua: “ Có ai tạo ra một sản phẩm mới rồi kết luận nó vô dụng và sớm muộn gì cũng chìm vào quên lãng hay không?” hoặc thậm chí “ Chắc lại mẹ hát con khen hay rồi!”. Tuy nhiên, bài viết sau đây sẽ trình bày những lý do để bạn thấy Google AMP có đầy đủ những yếu tố thuyết phục bạn về sự tuyệt vời của nó và không còn chần chừ gì khi áp dụng nó vào các chiến lược kinh doanh của mình.

  1. Google AMP coi trải nghiệm người dùng là kim chỉ nam của mình.

Tốc độ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SEo và thiết kế web phục phục kinh doanh online hay tin tức, blog. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trang web có tốc độ tải càng chậm sẽ có tỉ lệ thoát trang càng cao, thậm chí 40% lượng khách truy cập sẽ không chờ cho đến khi trang web của bạn tải hết nếu đã tốn của họ quá 3 giây.

Liệu AMP có thực sự giải quyết các vấn đề về tốc độ tải trang? Tất nhiên rồi!

Nhờ việc sử dụng phiên bản HTML và CSS đơn giản hơn, đồng thời nội dung AMP  được lưu trữ trong đám mây và được truyền dẫn từ phiên bản lưu trữ Google – hosted thay vì từ máy chủ của bạn, các trang AMP có tốc độ tải trang nhanh gấp 30 lần (ước tính thời gian tải trang trung bình cho các trang có sử dụng AMP chỉ mất có 0,7 giây trong khi phải mất đến 22 giây nếu những trang web này không sử dụng AMP).

–  Google AMP thực sự mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi lướt web.

  1. Ảnh hưởng tích cực đến xếp hạng trang web và tỷ lệ CTR.

Theo nhận định của ngài John Shehata, một thành viên cao cấp tại Condé Nast, các trang AMP có xu hướng mang lại hiệu quả cao hơn cả khi xét về vấn đề thứ hạng cũng như tỷ lệ CTR.

Lời khuyên:

Lúc này, AMP hãy còn mới mẻ và mang tính thử nghiệm. Bạn hãy trải nghiệm AMP ngay bây giờ thật dễ dàng với một trang web WordPress.

  1. Cài đặt plugin WordPressAMP chính thức

Sau khi cài đặt plugin này, tất cả các bài viết trên trang của bạn sẽ tự động tạo ra các phiên bản AMP, có thể truy cập bằng thêm “amp” vào phần cuối các đường dẫn URL của bài viết.

Ví dụ, nếu đường dẫn URL bài viết của bạn là : https://lamvt.vn/5-buoc-de-viet-bai-chuan-seo/bạn có thể truy cập phiên bản AMP tại: https://lamvt.vn/5-buoc-de-viet-bai-chuan-seo/amp/.

  1. Kiểm tra và xác nhận

AMP là một định dạng cần được kiểm định một cách nghiêm ngặt, và nếu một số yếu tố trên trang của bạn không phù hợp các yêu cầu, Google có khả năng sẽ không cho phép trang của bạn truyền tải đến người dùng. Vì vậy sau khi xây dựng xong trang AMP của bạn, bạn cần kiểm duyệt kỹ càng.

Để làm điều này, bạn có thể sử dụng một báo cáo kiểm duyệt AMP đặc biệt trong Bảng điều khiển tìm kiếm Google ( Google Search Console)bằng cách tìm Giao diện tìm kiếm -> Các trang di động được tăng tốc (Search Appearance -> Accelerated Mobile Pages) hoặc thiết bị kiểm duyệt Chrome có sẵn.

Để thực hiện quy trình kiểm duyệt Chrome, bạn cần tìm một trong các trang AMP trong Chrome và thêm #development=1 vào phần cuối cuả URL. Sau đó, nhấn nút Control+Shift+/ để mở các công cụ phát triển Chrome ( Chrome Developer Tools) và đi đến Bảng điều khiển (Console). Bạn có thể cần phải làm mới lại trang ( refresh) nhưng một khi bạn thực hiện điều này, nó sẽ mang đến sự kiểm duyệt AMP thành công, hoặc mang đến một loạt những rắc rối cần phải sửa chữa.

  1. Bật thống kê AMP trong tài khoản Google Analytics của bạn.

Rất nhiều plugins phân tích WordPress đã đã tạo điều kiện cho AMP theo dõi theo mặc định. Tuy nhiên nếu plugin của bạn không thuộc trường hợp này,bạn cần tinh chỉnh một chút.

Contents

4. Quản lý tất cả các trang AMP của bạn một cách thuận tiện trong WebSite Auditor ( kiểm tra trang web)

Nếu bạn đang sử dụng Website Auditor cho SEO onpage, những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn có thể quản lý nội dung AMP của bạn một cách thuận tiện với phần mềm này:

·        Sau khi tạo ra dự án cho trang web của bạn và đã để cho công cụ thu thập dữ liệu tất cả các trang của bạn, bạn hãy chuyển tới bảng điều khiển các trang( Pages) trong tiêu chuẩn Cấu trúc trang web ( Site Structure) và nhấp chuột vào nút “+” ở góc bên phải phía trên của khu vực làm việc của bạn để tạo ra một không gian làm việc mới. (ảnh)

·        Thêm một bộ lọc để chỉ bao gồm các trang có chứa AMP trong đường dẫn URL của chúng, cũng như thêm tất cả các cột mà bạn cần .( ảnh)

·        Lúc này bạn có thể ngay lập tức truy cập dữ liệu SEO trong tất cả các trang AMP của bạn, giống như các đường dẫn URL kinh điển, mã trạng thái, các hướng dẫn robot, các nguồn bị hỏng…( ảnh)

Dưới đây là một số nguồn tham khảo nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về AMP: ( AMPproject.org
AMPByExample.com AMPproject.org/roadmap
)

Chuyển hướng 301 (chuyển hướng vĩnh viễn) giúp tránh trường hợp bot và người dùng phải truy cập vào những liên kết không có giá trị.

Nếu bạn đã làm SEO được một thời gian, chắc chắn bạn đã nghe đến quy tắc vàng sau: “Đừng bao giờ lạm dụng chuyển hướng trang” – điều này có thể sẽ đánh tụt thứ hạng trang.

Tuy nhiên, hai tháng trước đây, Google đã khiến thế giới SEO đảo lộn khi thông báo rằng các chuyển hướng trang không còn dẫn đến việc đánh tụt thứ hạng trang và bạn sẽ thoải mái sử dụng bất cứ loại trang chuyển hướng nào mà không cần lo lắng về thứ hạng trang web của bạn nữa.

Mặc dù vậy, tôi hy vọng các bạn không quá phụ thuộc vào thông tin này, bởi theo như ngài Christoph C. Cemper, CEO của công ty LinkResearchTools đã phát biểu: “chuyển hướng 301 có thể gây hại cho công tác SEO của bạn khi nó ngăn bot và người dùng truy cập vào những liên kết hỏng thông qua việc sử dụng các anchor text”.

ngài Christoph C. Cemper, CEO của công ty LinkResearchTools đã phát biểu: “Dường như các liên kết trên trang web sẽ trở thành những liên kết hỏng khi trang web đó sử dụng chuyển hướng 301”.

Tiến hành thử nghiệm:

Trong thử nghiệm của mình, ngài Christoph đã thực hiện các bước sau:

  1. Lựa chọn một số các trang thử nghiệm có những đặc điểm sau:
  1. Trên mỗi trang thử nghiệm, ông đặt 1 liên kết tới tên miền khác với 1 từ khóa ảo (từ khóa không hiện hữu) giống như anchor text của nó (“từ khóa ảo” có nghĩa là bạn sẽ không thể tìm thấy nó trong bất cứ tài liệu nào trong chỉ mục của Google. Đó cũng là lý do sẽ không có bất cứ sự cạnh tranh SERP nào).
  2. Bằng việc để ý xem trang được liên kết đến có được Google xếp hạng từ khóa hay không, Christoph đã có thể kết luận liệu rằng trang liên kết có làm mất tính liên quan về chủ đề tới trang mục tiêu hay không.

Xin lưu ý rằng Christoph đang lên kế hoạch để công bố các báo cáo thử nghiệm đầy đủ và chi tiết về phương pháp luận của nó trên blog LinkResearchTools sớm nhất có thể và bạn có thể đăng ký để nhận được thông báo khi báo cáo này được phát hành.

Kết quả thử nghiệm:

Yếu tố vô cùng quan trọng của các thử nghiệm đó là chuyển hướng 301 sẽ ngăn trang liên kết không làm mất tính liên quan của anchor text thông qua các liên kết ra ngoài của nó.

Ở đồ thị dưới đây, nó là những khoảng thời gian ngắn được tô màu cam cho thấy trang đã bỏ qua tính liên quan của anchor text đến các trang được liên kết.

Và cũng không kém phần ngạc nhiên khi chuyển hướng tạm thời 302 đã cho thấy những kết quả ổn định hơn hẳn.

Điều này có ý nghĩa gì đối với trang web của bạn? Ví dụ, theo Google vẫn thường nói, nếu bạn chuyển trang web của bạn sang giao thức HTTPS có sử dụng chuyển hướng 301, chuyển hướng sẽ có thể bỏ qua xếp hạng trang cho các trang đích. Nhưng sau đó, việc bỏ qua xếp hạng trang cho các trang đích rất có thể đưa đến ngõ cụt khi trang mục tiêu của chuyển hướng không thể bỏ qua tính liên quan của anchor text đối với bất cứ trang nào mà nó liên kết tới.

(trích dẫn của Christoph C. Cemper: “Sự chuyển hướng trang thông qua chuyển hướng 301 có thể được coi là 1 quả bom nổ chậm” ).

Lời khuyên:

Ngay cả khi các chuyển hướng bỏ qua xếp hạng trang ( PageRank ) mà không có một thiếu sót nào, điều này không có nghĩa là bạn có thể chuyển hướng 301 mà không cần lo lắng về bất cứ rủi ro nào về SEO.

Cách tốt nhất để chuyển hướng là tiếp tục giữ nguyên vị trí của trang gốc mà không cần chuyển hướng. Tuy nhiên trong vài trường hợp, bạn có thể chẳng có cách nào tốt hơn ngoài việc chuyển hướng nhưng dù thế nào bạn cũng phải tránh những chuyển hướng/ chuối chuyển hướng không cần thiết hoặc cẩu thả.

Để nhanh chóng kiểm duyệt tất cả các chuyển hướng hiện tại của trang web của mình, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm duyệt trang web (WebSite Auditor)của SEO PowerSuite. Để làm được điều này, bạn hãy khởi động công cụ và tạo ra một dự án cho trang web của bạn. Sau đó, ở trong tiêu chuẩn phụ (Submodule) Site Audit, hãy tìm Các trang với chuyển hướng 302 và Các trang với chuyển hướng 301dưới mục Chuyển hướng (Redirects). Nếu bạn tìm thấy bất cứ trang nào, hãy tạo cho chúng một danh sách ở phía bên phải, kèm theo đường dẫn URL mà chúng chuyển hướng tới, cũng như số lượng các liên kết nội bộ trỏ tới chúng.

HTTPS đang làm ngốn hết dữ liệu tham khảo. Có cách nào để khắc phục điều đó không?

Đã hai năm kể từ khi Google bắt đầu chiến dịch hoạt động an ninh web và thông báo HTTP sẽ là một yếu tố xếp hạng trong thuật toán của nó. Điều này khiến cho các trang web rầm rộ chuyển sang dùng HPPTS để tăng vị trí xếp hạng.

Nếu nói bạn đang nằm mơ khi mong chờ trang web tăng thứ hạng thông qua việc chuyển đổi thì có quá lời không? Không hề! Thật sự mà nói, HTTPS đúng là có thể cải thiện được thứ hạng trang web của bạn. Ngược lại, cũng có vô số dẫn chứng về những rắc rối của việc chuyển đổi này.

Vậy, nếu không vì mục đích thứ hạng và an ninh cho trang web, tại sao chúng ta phải thực hiện 1 phương sách nhàm chán như thế này?

Có lẽ là đội ngũ marketing của bạn đã có sẵn lý do cho việc chuyển sang dùng HTTPS – đó chính là vì Referral Traffic (những lưu lượng truy cập đến từ nguồn bên ngoài nào đó thông qua backlink thay vì qua công cụ tìm kiếm đổ về website chính).

Patrick Stox, chuyên gia SEO, IBM; thành viên Ban tổ chức hội thảo Raleigh SEO Meetup có nói:

“Khi đi từ HTTPS tới HTTP dữ liệu tham khảo sẽ bị thất thoát (tức là  nó sẽ chỉ giữ được 85% các backlink ban đầu của nó).Trang mới có thể không giống hoàn toàn như trang ban đầu của nó.”

Tuy vậy điều buồn cười là trong một số trường hợp đặc biệt, Referral Traffics lại là một nguyên nhân để bạn không chuyển sang dùng HTTPS.

Ví dụ, nếu trang web của bạn kiếm tiền chủ yếu từ việc gửi các referral traffic tới các trang khác (chẳng hạn như Think Affilate – chương trình liên kết thương mại, các danh mục, các tạp chí chuyên ngành), bạn chắc chắn sẽ cần dữ liệu tham khảo (referral data) để chứng minh thương hiệu của bạn.

Patrick Stox nói:

“Nếu phương thức kiếm tiền chủ đạo mà trang web của bạn áp dụng là dẫn người dùng tới các trang web khác, đừng quên rằng: việc chuyển sang sử dụng HTTPS sẽ ngăn cản trang web của bạn gửi các dữ liệu tham khảo tới các trang HTTP”.

Lời khuyên:

Khi các trang web được chia thành hai loại: loại sử dụng HTTP và loại sử dụng HTTPS, giới SEO và marketing lại phải đối mặt với 2 vấn đề thông thường với việc chuyển dữ liệu tham khảo (referral data):

  1. Bạn cần khôi phục dữ liệu tham khảo từ những trang HTTPS cho các trang HTTP:

Thật không may, tại đây giới hạn lựa chọn của bạn khá là hạn hẹp bởi vì bạn sẽ không có cách nào khôi phục lại dữ liệu tham khảo thực tế. Tuy nhiên việc sử dụng rộng rãi Google’s UTM tracking có thể giúp bạn đo lường sự hiệu quả của các quảng cáo cũng như các chiến dịch marketing thông qua việc xác định được nguồn traffic đổ về từ nguồn nào. Tất cả những gì bạn phải làm là tag các đường dẫn URL mà bạn đặt trên các website khác với nguồn cụ thể, các thẻ chiến dịch ( campaign tag).

Khi một người nào đó nhấp chuột vào đường dẫn URL với thông số UTM, những thẻ đó sẽ được gửi trả lại công cụ Google Analytics của bạn để phân tích và cung cấp cho bạn thông tin chuyên sâu mới về cách mà khách truy cập sử dụng trang web của bạn.

  1. Bạn cần đảm bảo các trang HTTPS của bạn chuyển dữ liệu tham khảo (referral data) đến các trang web HTTP

Tại đây bạn có thể thử chèn liên kết giới thiệu (referrer) bằng việc sử dụng một trang trung gian , giống như Google+, Facebook, và Twitter vẫn làm.

Để đảm bảo các trang HTTP nhận được dữ liệu tham khảo của chúng trong công cụ phân tích Google Analytics, các mạng xã hội thực hiện một chuyển hướng nội bộ – trước khi dẫn khách truy cập đến đích cuối cùng, họ chuyển hướng khách truy cập tới 1 trang không sử dụng HTTPS và tự nó có thể tạo được dữ liệu tham khảo riêng.

Ví dụ như, khi người dùng nhấp chuột vào kết nối trên trang Facebook, liên kết đầu tiên là: “ https://www.facebook.com/linkassistantkhông thực hiện được, hãy thực hiện các điều khoản của Nghị định thư an toàn. Cùng lúc đó, dữ liệu tham khảo mới  (l.facebook.com, im.facebook.com, etc.) được xây dựng dựa trên chuyển hướng.

Bạn vẫn đang xây dựng các trích dẫn cho doanh nghiệp địa phương chứ? Có lẽ, đã đến lúc bạn dừng việc đó lại!

Hóa ra việc xây dựng các trích dẫn cho doanh nghiệp địa phương rất có thể là yếu tố được đánh giá thái quá cho SEO địa phương (Local SEO). Một nghiên cứu gần đây của Andrew Shotland & Dan Leibson từ Hướng dẫn SEO địa phương đã chỉ ra rằng Các trích dẫn địa phương dường như không mấy quan trọng trong việc xếp hạng địa phương.

Khi quan sát gần 3000 tìm kiếm địa phương, đội Hướng dẫn SEO địa phương đã phân tích những yếu tố để đạt được thứ hạng cao hơn trong các gói địa phương . Kết quả của nghiên cứu thật sự gây bất ngờ khi chỉ ra rằng các trích dẫn địa phương dường như không có ảnh hưởng nhiều bằng các yếu tố khác và không còn nghi ngờ gì khi yếu tố dẫn đầu chính là các backlink.

Bạn có thể thắc mắc “Tại sao Backlinks lại soán ngôi yếu tố quan trọng nhất?”. Vấn đề nằm ở chỗ hầu như mọi kiến thức về SEO địa phương của chúng ta từ trước tới giờ thường dựa trên các khảo sát của các chuyên gia thay vì trực tiếp trải nghiệm để thu thập kinh nghiệm. Và mặc dù việc những trải nghiệm thực tế của bạn (phương pháp dựa trên kinh nghiệm cũng chính là cách mà bài nghiên cứu này áp dụng và đưa ra kết luận) không phải là tuyệt đối chính xác 100% nhưng nó cũng sẽ đem đến cho chúng ta những gợi ý vô cùng giá trị trong việc thiết lập các ưu tiên để SEO địa phương hiệu quả nhất.

Lời khuyên:

  1. Xây dựng các backlinks đúng đắn

Bạn nên nhớ rằng việc xây dựng liên kết địa phương sẽ chẳng có gì giống với xây dựng liên kết theo kiểu truyền thống.

Trong khi theo cách thông thường, bạn sẽ cố gắng để đặt backlink trên các trang web có giá trị cao và né tránh các liên kết từ các trang web với tên miền có giá trị thấp khi e ngại về thuật toán Chim cánh cụt của Google. Tuy nhiên khi nói đến SEO địa phương, tính liên quan địa phương lại là “đối thủ nặng ký hơn” khi so sánh với những tên miền đắt giá. Vậy nên khi có trong tay một trang web với tên miền không mấy đắt giá theo nghĩa thông thường nhưng lại vượt trội về tính liên quan địa phương, bạn còn chần chừ gì mà không đặt backlink của mình trên trang web đó?

Nếu bạn thắc mắc không biết làm sao để có được những liên kết địa phương thích hợp, hãy nghiên cứu những hướng dẫn sau đây:

Để phân tích các backlink từ các đối thủ cạnh tranh của bạn và nhanh chóng so sánh chúng với các backlink của bạn. Bạn có thể sử dụng tính năng So sánh tên miền (Domain Comparison) trong SEO SpyGlass của  PowerSuite.

Khi công cụ tìm ra các backlink cho mỗi trang web trong số những websites mà bạn quan tâm, bạn hãy thực hiện một thao tác rất đơn giản đó là chuyển đến bảng điều khiển Link Intersection để quan sát những điểm tương đồng cũng như điểm khác biệt giữa những trang web đó.

Nếu bạn có anh bạn làm việc tại Ủy ban nhân dân quận hay người quen cùng trong câu lạc bộ Golf là Chủ tịch thành phố, hãy tận dụng cơ hội từ những mối quan hệ như thế này để có được các backlink cho doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn đã quyên góp cho tổ chức từ thiện địa phương hay tài trợ cho đội thể thao địa phương, hãy tận dụng lợi thế này để nhận được nhiều backlink cho website của mình.

  1. Theo dõi các xếp hạng đúng đắn

Hãy nhớ rằng thứ hạng địa phương phụ thuộc rất nhiều vào IP của người tìm kiếm, do đó hãy chắc chắn rằng bạn đang thiết lập một vị trí địa lý cụ thể để giám sát xếp hạng.

Ví dụ như, bạn có thể sử dụng tính năng theo dõi thứ hạng địa phương trong  Rank Tracker  ứng dụng này sẽ giúp bạn theo dõi thứ hạng trong cả 1 combo 3 gói và các kết quả bản đồ cho bất kỳ vị trí cụ thể nào (thậm chí có thể chính xác tới cả địa chỉ tên đường hay các vị trí tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn).

Để bắt đầu, bạn hãy tạo ra một dự án cho trang web của mình, sau đó nhấn nút Thêm các công cụ tìm kiếm (Add search engines). Tìm công cụ tìm kiếm Google Maps trong danh sách và nhấp chuột vào Thêm tùy chỉnh (Add Custom). Sau đó lựa chọn Ngôn ngữ hiển thị (Interface language), Quốc gia của người dùng (User Сountry) và chỉ định vị trí ưa thích (Preferred location) như là thành phố, địa chỉ hay mã số vùng.

Ngoài ra, bạn có thể chọn nhiều công cụ tìm kiếm hơn từ danh sách và tùy chỉnh chúng theo nhu cầu:

Bạn có thể thường xuyên sửa đổi danh sách các công cụ tìm kiếm địa phương mà bạn đang sử dụng để kiểm tra thứ hạng trong Ưu tiên >Công cụ tìm kiếm ưu tiên (Preferences > Preferred Search Engines).

Tối ưu hóa cho tìm kiếm qua giọng nói – tìm kiếm các câu trả lời đặc sắc

Một đoạn mã đặc trưng – cũng thường được biết đến như một câu trả lời đặc sắc hoặc câu trả lời trực tiếp – là một câu trả lời tóm tắt cho câu hỏi của người tìm kiếm mà Google hiển thị trong một bảng đặc biệt được đặt trên phía trên cùng của SERP (trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo …) trả về ).

Như bạn có thể quan sát qua hình trên, một đoạn mã đặc trưng thường bao gồm một liên kết tới trang chứa dữ liệu. Bởi vậy nó có một tiềm năng rất lớn trong việc thu hút lưu lượng truy cập.

(Theo như ngài Glenn Gabe – Tư vấn Marketing kỹ thuật số tại G-Squared Interactive phát biểu: “ Theo như một khách hàng của tôi có nói – một danh sách đoạn mã đặc trưng mang lại 41.144 lần nhấp chuột chỉ trong 90 ngày).

Bạn còn chần chừ gì nữa mà chưa lựa chọn các đoạn mã đặc trưng để sử dụng trong chiến dịch của mình?

Hóa ra những danh sách đoạn mã đặc trưng thậm chí còn có tiềm năng lớn hơn đối với tìm kiếm qua giọng nói – thậm chí các truy vấn bằng giọng nói còn cho ra nhiều kết quả tìm kiếm giá trị hơn (43,3% so với 40,6 % so với các truy vấn bằng văn bản).

Thực tế cho thấy rằng Tìm kiếm qua giọng nói không ngừng phát triển với tốc độ siêu thanh (Tại Mỹ, hơn 50% người dùng ở độ tuổi teen và 41% ở độ tuổi trưởng thành sử dụng Tìm kiếm qua giọng nói trong cuộc sống hàng ngày). Điều này cũng là một lý do thuyết phục để bạn chọn lựa Tìm kiếm qua giọng nói là 1 thành phần không thể thiếu trong kế hoạch SEO 2017 của mình.

Lời khuyên:

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn tối ưu hóa các câu trả lời trở nên đặc sắc nhất:

  1. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu từ khóa dài

Để làm được điều này bạn cần xác định được những câu hỏi phổ biến nhất trong lĩnh vực của bạn mà người dùng có thể sẽ tìm kiếm.

  1. Tạo ra 1 phần nội dung trả lời trực tiếp những câu hỏi này

Sau khi xác định được câu hỏi, bạn cần tìm một câu trả lời trực tiếp cho nó. Bạn nên nhớ rằng để có những câu trả lời giá trị, cấu trúc cũng như những giá trị của câu trả lời quan trọng hơn tính liên quan và quyền năng ở trang web của bạn.

  1. Hãy chắc chắn rằng bài viết của bạn thực sự có ích và cung cấp các thông tin thiết thực và mới mẻ về chủ đề bạn lựa chọn.

Điều này không chỉ tạo nên một câu trả lời có giá trị mà còn thu hút nhiều lượt truy cập hơn.

  1. Giúp người dùng cũng như công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy nội dung bài viết của bạn

Hãy chắc chắn rằng các con bọ của Google có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập được thông qua điều hướng; chia sẻ liên kết tới bài viết trên các tài khoản mạng xã hội; gửi chúng thông qua Bảng điều khiển Google Tìm Kiếm (Google Search Console)…

Nếu bạn thắc mắc làm thế nào để tìm ra những câu hỏi thường được tìm kiếm nhiều nhất nhằm mục đich xây dựng nội dung xoay quanh nó, hãy nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực từ Rank Tracker.

Bạn chỉ cần đơn giản chọn tiêu chuẩn Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) trong ứng dụng, sau đó chọn nút  Gợi ý câu hỏi(Suggest Question) rồi chọn phương pháp gợi ý Tự động hoàn thành của Google ( Google Autocomplete ) từ danh sách.

Bằng cách cho vào công cụ các câu hỏi của bạn với các kí hiệu, như:

Bao nhiêu * Tiền

Tại sao* Ô tô

Bạn sẽ có khả năng tìm thấy hàng trăm câu hỏi liên quan đến từ khóa về lĩnh vực của bạn.

Có rất nhiều thứ để nói về Hội nghị SMX, nhưng tôi muốn tóm tắt tất cả những chia sẻ chỉ trong bài viết này. Nếu bạn muốn cập nhật những xu hướngMarketing trên Internet, bạn có thể tham gia các sự kiện SMX sẽ diễn ra sắp tới.

Ngoài những diễn giả tuyệt vời mà chúng ta đã nghe tại SMX East, sự kiện Hội nghị SMX diễn ra vừa rồi chính là cơ hội để đội ngũ SEO PowerSuite được gặp gỡ những người bạn cũ và giao lưu kết bạn với những người mới.

Cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết trên. Tôi thật sự đánh giá cao tất cả những chia sẻ, bình luận và đóng góp của các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.

Xem thêm: FreeLancer là gì? 360 Cách Tìm Việc Làm FreeLancer 2018

Cảm ơn Trang Nhung

Exit mobile version