“SAI LẦM” là một điều không tránh khỏi ở bất cứ ai và không ngoại trừ ngành nghề nào. Nhất là đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực viết lách như CopyWriting. Không chỉ có những bạn mới tiếp xúc với nghề này mà thậm chí những người có kinh nghiệm cũng rất dễ mắc phải. Nhưng không phải ai cũng nhận biết và khắc phục được điều đó. 9 lỗi thường gặp đó là:
Contents
1. Đợi cảm hứng mới bắt đầu
Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng viết phải có cảm hứng. Thực tế cho thấy viết theo cảm xúc là con dao hai lưỡi. Mặt tốt, nó làm cho giọng văn của chúng ta hay hơn, viết đi vào lòng người hơn. Nhưng trái lại, nếu cứ đợi cảm hứng dâng trào rồi mới đặt bút viết thì sẽ rất lâu và rất mất thời gian. Hãy viết thật nhiều; vừa để luyện ngòi bút; vừa học cách lấy cảm xúc để viết nên bài văn hay.
“Viết giống như một hành trình, mỗi từ ngữ là bước chân đưa tôi đến vùng đất chưa được khám phá” – David Almond
2. Cố gắng viết cái gì đó “thật khác biệt”
Trong mỗi cá nhân, mỗi người sẽ có một thế mạnh riêng; mỗi người sẽ có nét cá tính riêng biệt. Vì vậy, ai cũng cố gắng để tìm ra một giọng văn cho riêng mình không lẫn vào đâu được. Tuy nhiên, nét riêng biệt ấy phải được dặt đúng chỗ, phát huy đúng thời điểm. Nhiều khi quá gồng mình để với tới cái mới, nhưng chúng ta lại khôn hiểu rõ vấn đề, rất dễ lạc sang một hướng khác. Dẫn đến bài viết đó bị “lạc trôi” giữa các tác phẩm khác.
“Viết gồng lên viết ra những thứ mà bạn sẽ không bao giờ nói được một cách tự nhiên bằng giọng thật của mình, có thể sẽ khiến bạn lạc lối một cách khủng khiếp trong tư duy và rồi có thể sẽ dẫn đến việc bạn mang một nhân cách khác khi gõ bàn phím“.
3. Sử dụng cụm từ phức tạp và câu bị động
Từ ngữ rất đa dạng và phong phú. Việc sử dụng những từ ngữ dài lê thê; hoặc câu chữ khó hiểu sẽ khiến độc giả trở nên “hóc xương” khi suốt ngày phải “cân não” với ý tứ mình muốn chuyển thể trong bài.
Để khắc phục, bạn nên đọc nhiều hơn; từ đó trau dồi ngữ nghĩa, diễn đạt dễ hiểu cho người đọc.
Nhiều người cũng hay mắc phải lỗi lặp từ nhiều và dùng thừa từ. Ví dụ, để thay thế cho từ Lớn: Bao la, bự chảng, đồ sộ, hoành tráng, kềnh càng, kếch xù, cường tráng, vạm vỡ, vĩ đại…
Còn về lỗi thừa từ, chúng ta có thể nêu một số ví dụ ra đây: Ngày sinh nhật, không nên vậy, vì sinh nhật đã mang nghĩa là ngày mình được sinh ra rồi, không cần chữ “ngày” đứng trước “sinh nhật” nữa…
4. Không tham khảo trong cùng thể loại vì sợ bị trùng lặp và không muốn vô ý bắt trước
Có một số bạn quan ngại rằng nếu xem bài cùng chủ đề sẽ khiến bài viết của mình vô tình trở thành bản copy. Nhưng trên thực tế, nếu bạn xem bài viết trước, bạn có thể biết người khác viết về cái gì và bạn tránh trùng lặp. Như vậy, tỷ lệ copy sẽ không nhiều. Và bạn cũng có thể tham khảo ý chính, sau đó viết lại bằng giọng văn của mình.
5. Không dùng đề cương
Khi ta có một đề cương trước, khi đó, ta có thể hình dùng được những thứ ta cần viết. Không có đề cương trước sẽ rất dễ lan man hoặc lạc đề.
6. Không dành thời gian riêng cho viết
7. Không biết rõ những gì muốn truyền tải
8. Không bao giờ đọc sách hoặc tham gia một lớp về nghề viết
Viết có thể là khả năng tự có; nhưng bạn có thể tham khảo một số lớp dạy viết; dạy cách bạn lên ý tưởng để viết những câu văn thêm hay, thêm mượt mà hơn.
9. Có ý tưởng hay về tình huống thú vị nhưng không có tình huống thú vị
Sau khi lên được ý tưởng và chủ đề hướng tới của bài viết. Chúng ta cần xác định những ý chính và liệt kê ra trước khi viết bài.
Việc lên cấu trúc cụ thể và rõ ràng cho bài viết ngay từ đầu có 2 tác dụng. Thứ nhất, nó giúp bài viết của chúng ta mạch lạc, xuyên suốt hơn và tránh bị lạc đề. Thứ hai, việc lên cấu trúc bài viết cũng khiến SEOer dễ dàng triển khai các ý, tránh trường hợp đang viết dở thì không biết viết gì tiếp. Như vậy tốc độ viết bài mới có thể đẩy lên được.
“Câu chuyện có thể ấn tượng, hoặc không. Nhưng khi bạn là chính mình, câu chuyện ấy sẽ “duyên”
Xem thêm: Ý tưởng cho bài viết chuẩn SEO – Lấy từ đâu? – CopyWriter
Tạm kết:
Viết không khó, nhưng viết thế nào cho hay và chuẩn là cả một quá trình học hỏi lâu dài.
Để viết được những bài viết đi từ đơn giản đến hay và hấp dẫn người đọc, các bạn cần dành nhiều thời gian để chú trọng vào việc viết bài. Tôi tin rằng “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” .
Chỉ cần đừng ảo tưởng và có dũng khí, dù là việc viết hay việc gì đi chăng nữa, chúng ta nhất định có thể đứng vững và đứng một cách không vô ích trong cuộc đời này.
Xem thêm: FreeLancer là gì? 360 Cách Tìm Việc Làm FreeLancer 2018
Qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể nhận biết và khắc phục được một số lỗi thường hay xảy ra trong quá trình viết.
Chúc bạn thành công.