Vũ Thành Lâm

Cách sử dụng Công cụ kiểm tra URL của Google cho Trang web của bạn

5/5 - (1 bình chọn)

Công cụ kiểm tra URL là gì? Cách sử dụng Công cụ kiểm tra URL cho website của bạn như thế nào?

Xem thêm: 

Contents

Những điều cần biết về Công cụ kiểm tra URL

Vì sao cần kiểm tra URL trên Google?

Công cụ kiểm tra URL của Google giúp cung cấp thông tin một số chỉ mục cụ thể của trang Web. Từ đó, giúp cải thiện Website của bạn.

+ Công cụ kiểm tra URL của Google giúp các doanh nghiệp biết cách làm thế nào để cải thiện xếp hạng Website của mình trên Google.

+ Sở hữu một thứ hạng cao trên Google sẽ giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy và tiếp cận doanh nghiệp của bạn hơn.

+ Để tăng được vị trí thứ hạng, hãy tập trung vào việc xây dựng chất lượng nội dung và tối ưu SEO.

Với doanh số thương mại điện tử dự kiến đạt mức 3,45 tỷ USD vào năm 2019. Các chuyên gia dự đoán sẽ có hơn 2 tỷ người thực hiện mua sắm trực tuyến trên toàn thế giới vào năm 2020. Do đó, xếp hạng vị trí Website của doanh nghiệp trên Google đóng vai trò quan trọng hơn hết.

Là một chủ doanh nghiệp nhỏ. Bạn có thể sử dụng và khai thác Website của mình để tiếp cận khách hàng. Cho khách hàng biết bạn là ai, đến từ đâu, cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì. Từ đó, tiềm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng và quảng cáo dịch vụ bạn kinh doanh. Chính vì vậy, nếu Website của bạn không được hiển thị trong Top đầu kết quả tìm kiếm. Đây có thể sẽ là tổn hại lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Điều quan trọng là phải biết Google đánh giá kết quả website của bạn ở đâu và so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực của bạn như thế nào.

Simon Ensor – Giám đốc điều hành tại Yellowball cho biết: “Nếu cáccông cụ tìm kiếm không thể lập chỉ mục trang Web của bạn một cách chính xác, thì rất có thể bạn sẽ không đạt được tác động tối đa có thể từ bất kỳ nỗ lực SEO nào. Và những vấn đề với lập chỉ mục xảy ra cũng có thể có nghĩa là những người đang tìm kiếm thương hiệu của bạn có thể có trải nghiệm người dùng kém”.

Để giúp các doanh nghiệp xác định xem các trang của họ có hiển thị trong kết quả tìm kiếm hay không. Google đã phát hành Công cụ kiểm tra URL như một phần của Search Console vào tháng 6 năm 2018, giúp cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về cách Google xem xét trang Web của bạn.

Cách hoạt động của công cụ kiểm tra URL

Công cụ kiểm tra Url cung cấp: Thu thập thông tin, lập chỉ mục và cung cấp chi tiết những thông số về Website của bạn trực tiếp từ chỉ mục của Google. Nó giúp bạn xác định và khắc phục bất kỳ mọi sự cố nào có thể xảy ra, ngăn trang Web của bạn có được thứ hạng tốt.

Có thể sử dụng một chương trình có tên GoogleBot để thu thập dữ liệu Website và lập chỉ mục URL vừa tìm kiếm được. Công cụ này hiển thị những thông tin cuối cùng, trạng thái thu thâp thông tin trước đó, bất kỳ mọi lỗi nào mà nó gặp phải, URL chuẩn, lỗi trang di động tăng tốc AMP và liệu rằng trang Web đã được lập chỉ mục thành công hay chưa.

Công cụ này cũng thực hiện kiểm tra trang Web của bạn để đảm bảo rằng, nó đáp ứng các nguyên tắc lập chỉ mục của Google. Mặc dù việc thu thập thông tin này diễn ra tự động trong thời gian khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Bạn có thể gửi trang Web của mình tới Google theo cách thủ công để nó được lập chỉ mục nhanh chóng nhất.

Mandy Kilinskis, điều phối viên tiếp thị của dịch vụ cung cấp dữ liệu hình ảnh cho biết: “Tôi muốn có một bước khởi đầu, khi tôi gửi URL theo cách thủ công, tôi thường thấy các trang của mình hiển thị trong kết quả tìm kiếm trong vòng 15 đến 17 giờ nếu không thể sớm hơn”.

Để thực hiện được việc này, hãy gửi sơ đồ trang Web của bạn qua bảng điều khiển, nhắc Googlebot phân tích trang Web của bạn để lập chỉ mục. Search Console giúp bạn tối ưu hóa công cụ kiểm tra URL của mình để đảm bảo chúng được lập chỉ mục chính xác.

Jake Lane, giám đốc tăng trưởng của NuBrakes Mobile Brake Repair cho biết: “Có rất nhiều thông tin trong Google Search Console, việc biết trang Web của bạn xếp thứ hạng gì giúp bạn có thể cải thiện trang của mình. Đó là điều rất quan trọng và đóng góp ý nghĩa cho sự thành công tự nhiên của doanh nghiệp bạn”.

Cách sử dụng công cụ kiểm tra URL

Để sử dụng Search Console và công cụ kiểm tra URL. Hãy đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn và xác minh rằng, bạn có quyền truy cập trang Web. Điều này thường được thực hiện bằng cách tải tệp xác minh HTML từ Google và sau đó, truy cập vào Công cụ URL để xem kết quả. Có một số phương pháp xác minh thay thế, chẳng hạn như thêm thẻ Meta HTML hoặc đăng nhập bằng Công ty đăng ký tên miền của bạn.

Sau khi được xác minh thành công, bạn sẽ có quyền truy cập vào các chức năng của Search Console, bao gồm: tạo báo cáo thông tin chi tiết và kiểm tra các liên kết ngược của bạn, cũng như công cụ kiểm tra URL.

Để sử dụng công cụ kiểm tra URL, bạn chỉ cần URL muốn kiểm tra và nó sẽ chạy phân tích dựa vào lần thu thập số liệu cuối cùng. Sau đó, công cụ sẽ thông báo cho bạn nếu URL có trên Google và có thể được tìm thấy thông qua kết quả tìm kiếm. Nó cũng sẽ cho bạn biết, liệu phiên bản di động thông qua AMP có hợp lệ hay không?

Nếu công cụ nhận thấy rằng, URL của bạn không xuất hiện trên Goole. Nó sẽ hiển thị lý do tại sao không lập được chỉ mục. Báo cáo sự cố sẽ đề xuất giải pháp tiềm năng, đảm bảo cho trang Web của bạn có thể truy cập được. Các vấn đề phổ biến có thể ngăn trang Web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google bao gồm: Lỗi máy chủ hoặc lỗi gửi yêu cầu lập chỉ mục đang chặn Googlebot. Công cụ này cũng có thể thông báo cho bạn, nếu URL được lập chỉ mục nhưng một số phần tử nhất định của trang như tệp lệnh không được hiển thị chính xác.

Ngược lại, nếu có một trang bạn muốn loại bỏ kết quả tìm kiếm. Bạn có thể hướng dẫn Google không lập chỉ mục trang đó và sử dụng Công cụ kiểm tra URL để đảm bảo rằng trang đó không được lập chỉ mục.

Đảm bảo kết quả kiểm tra trang sau khi thực hiện cập nhật

“Một mẹo lớn mà tôi luôn nói với mọi người khi họ quen với Công cụ kiểm tra là kiểm tra trang trực tiếp sau bất kỳ bản cập nhật nào, để đảm bảo rằng họ thực sự đang được câp nhật mã mới” Lane nói. “Tôi nhận thấy rằng, đôi khi các thay đổi trên trang Web của chúng tôi không phải lúc nào cũng được thực hiện nhanh như tôi mong muốn do bộ nhớ đệm”.

Cách cải thiện thứ hạng trang trên Google

Ví dụ bảng chỉ mục báo cáo URL theo tháng, theo quý của trang Web khách hàng tại LAMVT.VN

Xếp hạng trên trang đầu tiên của Google là mục tiêu đầu tiên của rất nhiều doanh nghiệp. Nhưng muốn đạt được điều đó, bạn không thể đi đường tắt hoặc đợi nó xảy ra trong một sớm một chiều. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là công việc cần có thời gian, nỗ lực và kiên nhẫn để mang lại kết quả và thành công sẽ khác nhau đối với mọi người. Bởi nó tùy thuộc vào các yếu tố như: ngân sách, kỹ năng và khả năng cạnh tranh.

Kilinskis cho biết: “Các doanh nghiệp có thể cải thiện thứ hạng của mình bằng cách cải thiện hiệu suất trang Web và SEO trang của họ”. “Google thích các trang tải nhanh, vì vậy, hãy sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ và làm theo lời khuyên được hướng dẫn ở đó”. Hãy luôn đảm bảo rằng, ảnh được tối ưu hóa trước khi bạn tải chúng lên và thực hiện nghiên cứu từ khóa cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và chỉnh sửa trang để trả lời các truy vấn đó.

Lời Kết

SEO là một trò chơi “dài hơi”, cải tiến liên tục chính là chìa khóa thành công. Đảm bảo thường xuyên kiểm tra xem trang Web của bạn được xếp hạng tốt như thế nào, nếu nó được lập chỉ mục và bạn có thể cải thiện từ khóa. Quá trình này có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng, hoặc đôi khi lâu hơn. Để xem được kết quả và đánh giá hiệu quả SEO chính xác, hãy kiên nhẫn và cố gắng không vội vàng cải thiện. Bạn cũng nên ưu tiên những nội dung chất lượng và toàn diện trên trang Web của mình.

Riley Adams, người tạo ra Young and The Invested và đồng thời cũng là nhà phân tích tài chính cấp cao của Google cho biết: “Google không muốn cung cấp nội dung kém cho người dùng của mình. Nó sẽ ưu tiên những nội dung tốt hơn của bạn, hoặc nó sẽ không hiển thị nếu nội dung của bạn có có chất lượng không cao hoặc không phù hợp với mục đích người dùng”.

Thử cố gắng thể hiện mình là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn bằng cách xuất bản nội dung được tối ưu hóa kỹ lưỡng. Bạn cũng có thể xây dựng các liên kết ngược có thẩm quyền cao đến nội dung của mình từ các Website lớn hơn, để tăng nhận thức về thương hiệu và khả năng hiển thị tìm kiếm. Càng nhiều trang Web liên kết đến nội dung của bạn. Quyền của bạn càng cao trong mắt đánh giá của Google. Từ đó, làm tăng thứ hạng tìm kiếm trang của bạn.

Exit mobile version