Trong SEO, tốc độ là một lợi thế tuyệt vời làm tăng khả năng cạnh tranh với những đối thủ kinh doanh cùng mảng. Khi bạn đề xuất một nội dung bài viết mới, bạn mong muốn người dùng tìm thấy bài viết của mình trong kết quả tìm kiếm càng nhanh càng tốt, thì nhất định, bài viết của bạn phải nằm trong Top thứ hạng đầu. Làm thế nào để đẩy SEO từ khóa lên Top? Có một số mẹo và thủ thuật trong SEO giúp bạn có thể thực hiện được mục tiêu này dễ dàng.
Những gì bạn cần làm với website đang cần SEO từ khóa là gì? Bạn biên tập, xuất bản một số nội dung nhất định lên website và chờ đợi nội dung ấy nằm trong Top đầu xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Quá trình chờ đợi ấy có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là cả năm chỉ để thấy được thứ hạng tăng nhích dần lên. Ngày nay, có một cách đơn giản hơn giúp đẩy nội dung Website lọt TOP đầu Google nhanh chóng đó chính là SEO từ khóa. Vậy, làm thế nào để SEO từ khóa lên Top? Bí quyết thành công cho việc nghiên cứu phân tích từ khóa này là ở đâu? Chúng ta cùng nghiên cứu bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Contents
10 Bước SEO từ khóa lọt TOP đầu Google trong chớp mắt
Kiểm tra URL/ Tìm nạp & Kết xuất
Google cung cấp một số công cụ Search Console kiểm tra URL đơn giản và nhanh chóng. Những công cụ này cho phép gửi URL và yêu cầu quyền thu thập dữ liệu. Khi bạn cho phép thực hiện điều đó, công cụ hỗ trợ sẽ xếp chúng vào hàng đợi thu thập thông tin ưu tiên. Nói cho dễ hiểu hơn, Google sẽ có một danh sách các URL ưu tiên để thu thập thông tin nhanh hơn và được gợi ý đề xuất đầu tiên khi có nhu cầu nhắc đến.
Xem thêm:
Sơ đồ trang Web
Có một cách để lập chỉ mục URL khá đơn giản đó là sử dụng sơ đồ trang Web. Cách làm không quá phức tạp. Trong tệp robot.txt, bạn cập nhật một danh sách những chỉ thị nhất định, nói rõ sơ đồ trang Web và cho Google biết sơ đồ trang Web của bạn ở đâu. Nó thực sự dễ dàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể báo cáo sơ đồ trang Web của mình trên bảng điều khiển đề xuất kết quả tìm kiếm trong Google, hoặc thông qua API của công cụ Search Console.
Bên cạnh hai cách nêu trên, còn có một cách thú vị không kém giúp bạn thông báo cho Google biết về sơ đồ trang Web của bạn nhưng không được nhiều người biết đến và sử dụng. Bạn có thể thử thực hiện thông qua URL trong trình duyệt của mình. Truy cập vào link: google.com/ping và đặt sơ đồ trang Web với URL. Nhập nó vào thanh trình duyệt và ngay lập tức, Google sẽ xếp hàng trang web để thu thập tất cả thông tin trong đó, để kết xuất dữ liệu cho người dùng tìm kiếm nếu chúng đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng của Google.
API lập chỉ mục của Google
Hiện nay, có rất nhiều trang tìm kiếm thông tin, nhưng lớn nhất phải kể đến chính là Google và Bing. Cả hai trang này đã giới thiệu các API mới, giúp tăng tốc và tự động hóa việc thu thập dữ liệu trong URL.
Mặc dù API Bing được dành cho URL mới. Nhưng qua khảo sát thực tế, Google API có khả năng hoạt động tốt hơn, tích hợp đa dạng loại nội dung hơn.
Yoast tuyên bố, họ sẽ sớm hỗ trợ tính năng lập chỉ mục trực tiếp trên cả Google và Bing trong Plugin SEO WordPress.
Liên kết từ các trang quan trọng khác
Liên kết trong bài SEO có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi bạn xuất bản một nội dung, một bài Content SEO về sản phẩm/dịch vụ bất kỳ, bạn cần bổ sung tính năng liên kết đến những trang khác quan trọng.
Các trang quan trọng ở đây có thể là trang chủ website, trang blog, hay chèn link những bài viết khác trong trang của bạn. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như một bài viết hoàn toàn không có một liên kết nào dẫn đến.
Chèn liên kết cho bài viết còn có ý nghĩa rất quan trọng với Google:
+ Những liên kết này chính là tiền đề tạo thành những link đề xuất tìm kiếm sau này, và dự đoán sẽ được đưa vào hàng đợi URL.
+ Chèn liên kết giúp Google nhận biết được có các trang quan trọng đang hướng đến những liên kết này, cho nên, Google sẽ tự động liệt kê và sắp xếp thứ hạng liên kết cho kết quả đề xuất.
Tham khảo thêm:
Cập nhật nội dung cũ
Hầu hết mọi người đều chỉ nhớ đến bài viết hiện tại. Rất nhiều người sử dụng một liên kết trên trang chủ của họ, hoặc liên kết đến những bài viết cũ hơn trước đó. Nhưng phần lớn mọi người đều quên bước quay lại các bài viết cũ hơn trên website của bạn để cập nhật những liên kết đến nội dung mới nhất.
Những trang như thế nào cần được cập nhật? Bạn có thể dựa trên các thuật toán tìm kiếm, nghiên cứu Từ Khóa mà bạn hướng tới. Sau đó tìm kiếm những trang nội dung đã cũ để kịp thời cập nhật những liên kết mới đề xuất tốt hơn.
Chia sẻ xã hội
Khi bạn có một nội dung mới và muốn chia sẻ đến mạng xã hội, sẽ hình thành mối quan hệ tương quan giữa chia sẻ xã hội với xếp hạng nội dung. Có những trường hợp đặc biệt khi bạn chia sẻ nội dung bài viết xuất bản mới lên các trình tổng hợp như Reddit, những liên kết thực tế sẽ được thiết lập để giúp Google nhận biết các tín hiệu này. Liên kết thực tế cũng giống với việc thêm các liên kết từ chính nội dung website của bạn. Nhưng khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn vì đây là những liên kết bên ngoài, mang ý nghĩa và phạm vi rộng hơn.
Tạo lưu lượng truy cập vào URL
Đây là một khái niệm kỹ thuật còn khá mới mẻ, giúp tạo ra được lưu lượng truy cập cho nội dung mới.
Điều này làm cho giới chuyên môn tranh luận rằng, liệu lưu lượng truy cập có phải là tín hiệu xếp hạng hay không? Một số chuyên gia của Google cho rằng có thể đo lưu lượng ấy bằng Chrome và tìm hiểu được những trang web đó đến từ đâu.
Tuy nhiên, trong một khía cạnh khác, nếu bạn mở một quảng cáo bất kỳ trên facebook. Bạn sẽ phải khởi chạy một số nội dung mới và tải lượng truy cập đến trang thông qua quảng cáo tren Facebook. Điều này có nghĩa là bạn đang trả tiền cho lưu lượng truy cập mới phát sinh. Nhưng theo lý giải của Google, họ có thể quan sát và kiểm soát được lưu lượng đó vì họ đang đo lường bằng chính trình duyệt Chrome.
Sau khi bạn đã tìm kiếm được nội dung mà mình mong muốn tìm kiếm, hãy tìm cách đánh giá để xếp hạng nội dung của bạn nhanh hơn.
Tạo nhấp chuột tìm kiếm
Cùng với việc tạo ra lưu lượng truy cập vào URL, bạn cũng có thể tạo các lượt nhấp chuột tìm kiếm.
Hãy tưởng tượng, nếu bạn chia sẻ một đường dẫn URL trên Facebook, Twitter,… Thay vì chia sẻ trực tiếp tới Url, bạn đang chia sẻ bài viết với kết quả tìm kiếm được hiển thị trên Google. Mọi người nếu quan tâm cùng chủ đề, có thể nhấp vào liên kết vừa chia sẻ, và bạn đưa họ đến kết quả tìm kiếm của Google có các từ khóa mà bạn đang cố gắng nâng cao thứ hạng.
Đây cũng chính là một trong những mẹo khi làm TVC quảng cáo trên truyền hình. Những đoạn TVC quảng cáo thường chỉ có độ dài tối đa từ 1 – 3 phút. Với một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, làm cách nào để kêu gọi người dùng quan tâm tìm hiểu thêm về sản phẩm, những ai có nhu cầu tìm mua và muốn biết thêm chi tiết, họ phải làm sao? Thông thường gợi mở giải đáp cho vấn đề này chính là lời kêu gọi mọi người hãy truy cập vào Google và nhập tìm kiếm từ khóa sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang tìm kiếm.
Việc này giúp cho Google có thể thấy cũng như kiểm soát được lượng người dùng quan tâm tới từ khóa đó. Như vậy, thay vì truy cập trực tiếp vào trang, họ sẽ nhấp vào Google, tìm kiếm thông tin chi tiết. Điều này giúp tăng tỉ lệ nhấp chuột của bạn, và giúp xếp hạng truy vấn tự động đề xuất chính xác, hiệu quả.
Do đó, tạo các nhấp chuột tìm kiếm thay vì liên kết trực tiếp đến URL là một trong những bước kỹ thuật được nhiều SEOer chuyên nghiệp sử dụng.
Đề xuất truy vấn mới
Những cách trên chính là phương pháp giúp đẩy từ khóa lên Top Google nhanh nhất. Đây cũng là một bước chung mục đích như vậy, nhưng nên được áp dụng đối với các chủ đề mới.
Khi bạn đang tạo ra một nội dung hoặc một bài viết, môt từ khóa còn mới mẻ. Bạn có thể dễ dàng giúp nó xếp thứ hạng cao nhanh chóng, vì không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, nếu biết cách chọn ra đúng các thuật ngữ Google.
Để dễ hiểu hơn, tôi sẽ cho ví dụ cụ thể:
Bắt đầu với vai trò là một người dùng đang tìm kiếm cụm từ khóa “quán café mở vào dịp Giáng Sinh 2019”.
+ Mục đích người dùng: muốn tìm kiếm những tin tức, địa chỉ, review, giá cả dịch vụ, cách book bàn ở các quán café, nhà hàng, quán café bánh ngọt sẽ mở cửa hoạt động vào dịp Giáng Sinh 2019.
+ Nhiệm vụ của Google: khi nhận được truy vấn của người dùng, Google sẽ chuyển cụm từ khóa đến các trang ưu tiên được tạo ra gần nhất để đưa ra đề xuất kết quả tìm kiếm. Nếu bạn nắm vững nguyên tắc này, bạn dễ dàng xếp hạng được bài viết mới của mình ở thứ hạng cao hơn nhờ cách sử dụng đúng thuật toán.
Thêm một ví dụ khác về nội dung truy vấn đã cũ:
Nhập vào truy vấn “Lịch sử của Kinh Thánh”
+ Mục đích người dùng: muốn tìm hiểu tất cả những gì liên quan đến Kinh Thánh, từ nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử ra đời, vai trò và ý nghĩa của Kinh Thánh.
+ Nhiệm vụ của Google: Chủ đề này rất rộng và có rất nhiều trang lớn có uy tín đã viết, điển hình như Wikipedia. Những kết quả tìm kiếm đề xuất sẽ không được cập nhật nhiều, điều này có thể gây khó khăn cho việc bẻ khóa những SERPs với nội dung mới mẻ hơn.
Nói tóm lại, cách hiểu đơn giản nhất ở bước thực hiện này chính là nhập các truy vấn mà bạn đang cố gắng xếp thứ hạng cao vào Goole và xem những kết quả đề xuất gần nhất. Sáng tạo và thay đổi các truy vấn mới mẻ hơn để nhanh chóng đạt được thứ hạng cao sớm nhất.
Tận dụng cấu trúc URL
Cuối cùng, đây cũng chính là điều mà rất nhiều trang Web thực hiện, nhưng không hẳn Website nào cũng thành công, bởi lẽ đơn giản họ chưa thực sự hiểu hết và tận dụng mọi chức năng của nó.
Khi Google thấy một URL mới, một trang mới để họ đề xuất kết quả, họ chưa có nhiều tín hiệu để có thể tự mình đánh giá xếp hạng cho nội dung đó, thì sẽ dùng cách tận dụng cấu trúc URL để phân tích. Ngày nay, Google có rất nhiều thuật toán tự động, những thuật toán này sẽ làm việc và phân tích xem nên xếp hạng nó ở đâu.
Nếu bạn có URL sẵn có như, URL từ website, blog cá nhân, thì nội dung mới được xuất bản sử dụng cùng một cấu trúc sẽ có được lợi thế xếp hạng tạm thời, cho đến khi Google tìm ra được điều này.
Trên đây là Top 10 trong số những cách giúp SEO Từ khóa lên Top xếp hạng Google nhanh chóng. Ngoài những cách thức mà chúng tôi đề cập đến ở trên, vẫn còn rất nhiều phương pháp khác được giới SEOer sử dụng. Nếu bạn có ý kiến đóng góp cho bài viết này, xin vui lòng comment ở bên dưới. Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ đến cho mọi người nhé. Cảm ơn tất cả các bạn!