Đối với SEO công việc lựa chọn đúng từ khóa sẽ giúp cho người làm SEO định hướng đúng đắn các bài viết, chủ đề bài viết tập trung một cách cao nhất theo định hướng của từ khóa đó.
Xem thêm: Đào tạo SEO Miễn Phí duy nhất Việt Nam
Định hướng đúng từ khóa sẽ giúp cho công việc SEO trở nên dễ dàng hơn và tìm kiếm các từ khóa liên quan cũng như mở rộng các chủ đề xung quanh từ khóa đó.
Từ khóa là gì? Làm thế nào để lựa chọn từ khóa một cách hiệu quả?
Contents
1. Từ khóa là gì?
Từ khóa là những từ hoặc cụm từ miêu tả nội dung. Chúng có thể được sử dụng với vai trò siêu dữ liệu (metadata) để miêu tả hình ảnh, các tài liệu văn bản, các hồ sơ cơ sở dữ liệu và các trang web.
Người dùng có thể gắn thẻ các bức ảnh hay các tập tin văn bản với các từ khóa có liên quan đến nội dung của họ. Sau đó, những tập tin này có thể được tìm kiếm bằng việc sử dụng các từ khóa. Điều này làm cho việc tìm kiếm các tập tin trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ví dụ: một nhiếp ảnh gia có thể sử dụng một chương trình như Extensis Portfolio hoặc Apple iPhoto để gắn thẻ những bức ảnh về tự nhiên của anh ấy với những từ như là “thiên nhiên”, “cây”, “hoa”, “cảnh quan”…Thông qua việc gắn thẻ những bức ảnh, sau này anh ấy có thể xác định được vị trí của tất cả những bức ảnh hoa chỉ đơn giản bằng việc search từ khóa “hoa”.
Các từ khóa được sử dụng trên Web theo 2 cách khác nhau: Thứ nhất là như các thuật ngữ tìm kiếm cho các bộ máy tìm kiếm, thứ hai là với vai trò các từ xác định các nội dung của trang web.
- Vai trò các thuật ngữ tìm kiếm cho các bộ máy tìm kiếm
Bất cứ khi nào bạn sử dụng bộ máy tìm kiếm để kiếm tìm một thứ gì đó, bạn cần gõ các từ khóa để giúp bộ máy tìm kiếm biết rằng bạn đang cần tìm kiếm điều gì và sẽ đưa cho bạn các câu trả lời liên quan ngay lập tức.
Ví dụ, bạn đang tìm kiếm những chiếc ô tô đã qua sử dụng, bạn có thể gõ cụm từ “ô tô đã qua sử dụng” như là từ khóa của mình. Sau đó, bộ máy tìm kiếm sẽ trả cho bạn kết quả với tất cả các trang web có nội dung liên quan đến thuật ngữ tìm kiếm của bạn. Từ khóa mà bạn gõ vào càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì các kết quả bạn nhận được sẽ “ngon lành” bấy nhiêu. Bởi vậy, nếu bạn đang muốn tìm một chiếc ô tô đã qua sử dụng cụ thể nào đó, bạn có thể nhập cụm từ tìm kiểm kiểu như là “xe ô tô Honda Accord màu đen đã qua sử dụng” để nhận được những kết quả chính xác hơn.
Rất nhiều các bộ máy tìm kiếm hỗ trợ các toán tử để có thể sử dụng với các từ khóa để tinh chỉnh tìm kiếm tốt hơn. Ví dụ, khi bạn gõ cụm từ “apple và máy tính” thay vì cụm từ “apple – quả táo” nếu như bạn đang mong muốn tìm được các sản phẩm điện tử của hãng Apple, thay vì loại táo giàu vitamins bác sĩ thường khuyên các bạn ăn mỗi ngày, kết quả hiện ra cũng không tệ chút nào.
- Vai trò miêu tả nội dung trang web
Bên cạnh việc đóng vai trò các thuật ngữ tìm kiếm cho các bộ máy tìm kiếm, các từ khóa còn đảm nhiệm vai trò miêu tả nội dung của một trang web bằng việc sử dụng thẻ khai báo từ khóa (keyword meta tag). Thẻ này được đặt ở vị trí phần <head> trong HTML và chứa các từ miêu tả nội dung của trang web.
Mục đích của thẻ khai báo từ khóa là giúp các bộ máy tìm kiếm xác định và tổ chức các trang web, giống như ví dụ về các bức ảnh trong phần trên. Tuy nhiên, các nhà quản trị web đã biết đến việc sử dụng các thẻ không chính xác để có được thứ hạng công cụ tìm kiếm cao hơn và giờ đây các công cụ tìm kiếm không quá chú trọng vào thẻ khai báo từ khóa khi index các trang.
2. Làm thế nào để lựa chọn từ khóa một cách hiệu quả?
Khi Google đặc biệt chú trọng vào chất lượng nội dung để có thể hoạt động tốt trong tìm kiếm hữu cơ, điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn từ khóa thích hợp ảnh hưởng đến sự thành bại của nội dung mà bạn đăng.
Xem thêm: 4 yếu tố quan trọng của nội dung bài viết hút hồn khách
Chúng ta, ai chẳng muốn thu hút thật nhiều lượng truy cập đến trang web của mình, nhưng thực chất, kết quả không duy nhất nằm ở việc tăng lương lượng truy cập. Điều chúng ta thật sự mong đợi là tất cả những vị khách truy cập kia sẽ trở thành những vị khách thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của chúng ta và sẵn lòng trả tiền để có được chúng. Để làm được việc này, chúng ta nhất định phải chọn lựa đúng từ khóa, nó sẽ là thỏi nam châm thu hút và kết nối trang web của bạn với đúng đối tượng khách hàng.
Xem thêm: 8 Điều cần tạo trang Web tốt tuân thủ đúng chính sách Google Adsense
Quy trình nghiên cứu từ khóa tuy “khó nhai”, nhưng một khi bạn thực hiện đúng cách, nó sẽ mang đến những kết quả thật sự vi diệu cho những nỗ lực Inbound Marketing của bạn.
Dưới đây là 5 bước giúp bạn lựa chọn từ khóa một cách hiệu quả:
1) Kiểm tra trang web của bạn bằng cặp mắt của một khách hàng tiềm năng
Bước này nghe có vẻ quen thuộc, nhưng nó lại thường bị bỏ qua. Khi xây dựng từ khóa, bạn cần chắc chắn một điều là các từ và cụm từ mà bạn định chọn có liên quan chặt chẽ với doanh nghiệp của mình.
Trang web sẽ đại diện cho bạn, nói cho khách hàng tương lai của bạn biết bạn đang bán hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì. Bạn hãy bắt đầu đầu tư suy nghĩ xem khách hàng tiềm năng của bạn có thể sẽ tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn theo những cách nào. Bạn hãy nhớ rằng những thuật ngữ hay cụm từ có liên quan đến lĩnh vực của bạn sẽ rất hữu ích vì chúng sẽ thu hút những đối tượng có quan tâm hay liên quan đến lĩnh vực đó.
2) Tìm hiểu những từ khóa của các đối thủ cạnh tranh của bạn
Một khi bạn đã lên danh sách những đối thủ cạnh tranh chính của mình, hãy ghé thăm các trang web của họ và tìm hiểu xem họ đang nhắm mục tiêu vào từ khóa nào. Liệu có phải những từ khóa họ đang sử dụng tương tự như những từ khóa mà bạn đang bắt tay vào xây dựng không?
Xem thêm: Viết bài cho chúng tôi thu nhập 30k đến 150K và kiếm 1-3 Back Link Do-follow
Một trong số những cách đơn giản nhất để khám phá một vài từ khóa là xem mã nguồn trên mỗi trang web, trước hết là mã nguồn trên trang chủ. Điều này có thể thực hiện bằng cách kích chuột phải vào khu vực nội dung chính của trang và chọn xem “ mã nguồn trang” từ trang web. Sau khi hoàn thành, nhập chức năng tìm kiếm bằng lệnh (command + f) và nhập “từ khóa” vào hộp tìm kiếm. Kết quả sẽ cho bạn thấy những từ khóa mà đối thủ của bạn đang tối ưu hóa cho mỗi trang.
3) Hiểu về từ khóa dài
Khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu của mình, bạn cần hiểu rằng từ khóa mở rộng thật sự khó được xếp hạng tốt và không nên sử dụng. Trong khi đó, từ khóa đuôi dài, sự kết hợp của 3 (hay nhiều hơn) từ hoặc cụm từ sẽ mang lại kết quả khả quan hơn rất nhiều vì chúng phản ánh cách thức tìm kiếm của người dùng. Từ khóa đuôi dài sẽ giúp bạn tinh chỉnh tốt hơn cụm từ tìm kiếm cụ thể tới trang web của bạn, thu hút lưu lượng truy cập có liên quan, đồng thời mang đến cơ hội chuyển đổi cao hơn rất nhiều. Bạn đừng vội nản lòng khi thấy từ khóa đuôi dài có khối lượng tìm kiếm thấp hơn, bởi vì nếu xét tới hiệu quả thật sự thì chúng có tính cạnh tranh cao hơn nhiều. Đồng thời, hãy nhớ rằng các định dạng địa lý hữu ích trong việc tạo ra các từ khóa đuôi dài vì chúng chỉ thu hút người tìm kiếm một sản phẩm/ dịch vụ ở một vị trí cụ thể.
4) Sử dụng công cụ từ khóa Google
Công cụ từ khóa Google tỏ ra rất hữu ích và hiệu quả cho việc nghiên cứu từ khóa. Điều đầu tiên bạn nên làm khi sử dụng công cụ này là tạo tài khoản và đăng nhập. Việc tạo tài khoản này hoàn toàn đơn giản. Bắt đầu bằng cách nhập từ/ cụm từ bạn muốn nhắm mục tiêu. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn các cụm từ tìm kiếm liên quan chặt chẽ, các tìm kiếm địa phương và toàn cầu hàng tháng được thực hiện cho các từ khóa cụ thể của bạn và khả năng cạnh tranh của từ khóa ( chỉ liên quan đến AdWords). Đảm bảo kiểm tra cả 3 yếu tố khi nhắm mục tiêu các từ khóa liên quan cho sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của bạn.
5) Nghiên cứu xếp hạng SERP hiện tại của bạn
Khi bạn đã quyết định bạn sẽ nhắm mục tiêu từ khóa nào, việc điều tra xếp hạng SERP hiện tại của bạn là việc rất quan trọng. Bằng cách nhập URL trang web và các từ khóa mà bạn muốn kiểm tra, bạn sẽ có khả năng khám phá trang nào của Google bạn đang xếp hạng cho mỗi thuật ngữ. Sử dụng công cụ trực tuyến miễn phí này sẽ nhanh chóng giúp bạn xác định từ khóa nào bạn nên nhắm mục tiêu trước tiên.
Thực hiện nghiên cứu từ khóa sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn khi bạn thực hiện đúng cách. Hy vọng những hướng dẫn trên giúp ích cho các bạn.
Xem thêm: Lên #TOP0 (Tốp KHÔNG) trên Google Search 90% Chiên Dza SEO không dạy bạn