Bootstrap Skip to main content
Use code LAMVT for an extra 10% off!

From the Firehose

5/5 - (3 bình chọn)

Google Analytics là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong SEO được Google cung cấp miễn phí, nó giúp bạn có thể thống kê rất nhiều thông tin trên trang web như số lượt xem trang của ngày, số người đang truy cập trang web hiện tại, khách hàng tới từ đâu, họ sử dụng thiết bị gì khi truy cập ..v.v. Các thống kê được biểu thị rõ ràng dưới dạng các biểu đồ, phần trăm, tỷ lệ giúp bạn có thể nắm được nhiều thông tin trạng thái trên trang web của mình để từ đó tính toán đưa ra được những phương án SEO tốt hơn.

Các bước đăng ký Google Analytics

Bước 1: Chuẩn bị một tài khoản Gmail và truy cập vào đường dẫn https://analytics.google.com/analytics/ để đăng ký sử dụng Google Analytics
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Analytics mới nhất 2017 2016-10-10_081121
Nhấp chuột vào Tạo tài khoản.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin để đăng ký

Trên đây là phần tạo tài khoản Google Analytics theo dõi cho trang Web, nếu bạn muốn đăng ký theo dõi cho ứng dụng dành cho thiết bị di động thì nhấp chuột sang tab Ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Điền các thông tin vào Form đăng kí:

⦁    Tên tài khoản: tên này sẽ được sử dụng để quản lý tài khoản trên Google Analytics
⦁    Tên trang web: nhập tên trang web của bạn
⦁    URL trang web: điền URL trang web của bạn, chú ý chọn http:// hoặc https:// cho đúng giao thức mà web sử dụng
⦁    Danh mục ngành: chọn danh mục ngành cho nội dung của trang web
⦁    Múi giờ: chọn múi giờ mong muốn

Bước 3: Cuộn chuột xuống cuối trang web và chọn Nhận ID theo dõi sau đó chọn Tôi chấp nhận để đồng ý với các điều khoản sử dụng Google Analytics.

Bước 4: Google sẽ cung cấp cho bạn một mã code để bạn sử dụng trên trang web của mình

Bước 5: Đưa đoạn code lấy được từ Google Analytics vào website của bạn

Bạn cần phải can thiệp và source code của website, hãy chắc chắn bạn sẽ thêm vào nơi mà tất cả các page thuộc trang web của bạn tải về đều có đoạn mã theo dõi trên. Nên đặt đoạn mã này ở cuối cùng file trước thẻ đóng </body> như vậy tốc độ load trang ban đầu sẽ nhanh hơn không bị gián đoạn quá lâu khi trình duyệt xử lý các đoạn mã HTML.

Hoàn tất: Các bước đăng ký khá là đơn giản phải không, sau khi hoàn thành những bước cài đặt ở trên, bạn đã hoàn thành việc đăng ký một tài khoản Google Analytics rồi đó. Cài đặt xong rồi giờ chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về các chức năng quan trọng mà Google Analytics cung cấp nhé.

Google Analytics thu thập dữ liệu thế nào?

Có rất nhiều cách mà Google Analytics dùng để thu thập dữ liệu về website của bạn, như thông qua đoạn code Javascript được cung cấp sau khi đăng kí. Khi một người dùng mới truy cập vào trang web của bạn sẽ có rất nhiều thông tin bạn sẽ cung cấp cho Google thông qua đoạn code đó như là thông tin trình duyệt, địa chỉ IP, vị trí ..v..v. Hoặc là các công cụ phân tích trang web sẽ thu thập dữ liệu giữa người dùng và website của bạn thông qua tệp nhật kí được lưu trên server trong quá trình sử dụng. Google Analytics sẽ tổng hợp toàn bộ dữ liệu từ các nguồn thu thập được sau đó phân tích để hiển thị những thông tin trên Analytics.

Chức năng chính trong Google Analytics

1.Thống kê truy cập theo thời gian thực trong Analytics (Real time)

Tại đây cung cấp những thông tin thống kê về số lượng người dùng đang truy cập vào website tại thời điểm hiện tại theo thời gian thực, ngoài ra còn có những thông tin khác như vị trí người dùng đang truy cập là ở đâu, truy cập từ nguồn nào, là nguồn trực tiếp hay thông qua giới thiệu, tìm kiếm, URL mà họ đang truy cập là gì ..v.v.

Realtime rất quan trọng trong những chiến dịch trên trang web. Ví dụ như khi bạn đang chạy một quảng cáo sản phẩm trong trang web của bạn trên Facebook,  bạn muốn biết rằng hiệu quả sau khi chạy quảng cáo facebook là như thế nào thì bạn có thể vào Google Analytics và xem nguồn truy cập từ mạng xã hội vào website của bạn thay đổi ra sao.

Bạn sẽ nắm được lượng truy cập trên trang web của bạn tăng hay giảm so trong từng giai đoạn, người dùng đang quan tâm nội dung nào trên trang web của bạn là nhiều nhất. Đối với những nội dung được người dùng xem nhiều nhất mình khuyên bạn nên tập trung đẩy mạnh hơn về mảng đó trên trang của bạn để có một nền móng vững chắc so với các đối thủ khác, sau đó dùng chính nền móng này để xây dựng phát triển lên những mảng nội dung khác việc này sẽ rất thuận lợi cho bạn.

2.Trang tổng quan (Audience/Overview)

Mục này sẽ thống kê những thông tin về người dùng, khách hàng truy cập vào website trong đó bao gồm những thông tin như giới tính, ngôn ngữ, địa điểm, thiết bị truy cập , hệ điều hành..v..v. Ngoài ra còn có các thông tin chính khác :

– Số phiên (sessions): đây là số lượt truy cập, khoảng thời gian mà 1 người dùng truy cập website

– Người dùng (users): số người dùng truy cập vào website của bạn bao gồm cả người dùng cũ và người dùng mới. Người dùng có thể mở nhiều page trên trang web của bạn nhưng sẽ vẫn chỉ tính là một người dùng vì dựa theo Cookie và IP thì nó sẽ không thay đổi trong quá trình bạn truy cập.

– Số lần xem trang (page views): tổng số trang đã được xem, mỗi lần bạn truy cập vào một page trên web thì đều được tính cộng vào page views ngay cả khi bạn truy cập lại page vừa vào. Trang có lượt page views càng cao nghĩa là trang đang được người dùng truy cập rất nhiều.

– Số trang trên phiên (Pages/Session): đây là tỷ lệ cho biết số lượt trang trung bình được xem trên một phiên truy cập là bao nhiêu. Ví dụ như mỗi một người dùng khi truy cập thì trung bình họ đọc khoảng 6 trang cho tới khi họ ra khỏi website.

– Thời gian trung bình của phiên (Avg session duration): thời gian trung bình của người dùng bỏ ra trong một phiên để tương tác trên website của bạn. Thời gian trung bình của phiên càng lớn thì sẽ được Google đánh giá càng cao, vì đây là dữ liệu chính mà google căn cứ vào để xác định lượng traffic tự nhiên. Vì nếu trang web của bạn có nội dung thật sự chất lượng thì mới có thể níu giữ người dùng ở lại lâu đến như vậy.

– Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate): Khi một người dùng truy cập vào trang web của bạn và ngay lập tức rời bỏ website của bạn thì đây sẽ được xếp vào trường hợp Bounce Rate. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì bạn nên xem xét lại trang web của mình như tốc độ load trang có chậm không, nội dung của web, giao diện có thân thiện với người dùng hay không.

– Khách mới (% new visits): Tỷ lệ % lượng người truy cập mới so với tổng số người truy cập website.

3.Báo cáo sức thu hút

Cung cấp đầy đủ thông tin về cách mà khách hàng tìm đến tới website của bạn và cách họ truy cập trang như thê nào. Bạn có thể chọn Kênh trong Tất cả các lượng truy cập để xem phần trăm tỷ lệ giữa các nguồn:

Kênh: Trên đây bao gốm các nguồn bao gồm nguồn tự nhiên, nguồn trực tiếp, nguồn giới thiệu đến nguồn trả tiền hay là mạng xã hội. Trong đó Google đánh giá rất cao những trang web có nguồn truy cập tự nhiên cao. Trang web của bạn có thể có số lượt truy cập cao ngất thông qua mạng xã hội chẳng hạn mà nguồn truy cập tự nhiên thấp thì cũng sẽ không được đánh giá cao.

Chiến dịch: Thông tin tại đây sẽ dành chủ yếu cho marketing vì đây là những nguồn khác nằm ngoài nhóm nguồn truy cập như trên, ví dụ như: quảng cáo trên báo, email quảng cáo..v.v.

Từ khóa: Cung cấp những từ khóa được sử dụng mà từ đó người dùng truy cập vào trang web của bạn. Tuy nhiên để sử dụng chức năng này bạn cần phải liên kết Google Analytics với Google Webmaster Tools. Đây là phần rất hữu ích vì dựa vào đây bạn sẽ nhận ra từ khóa nào được click nhiều nhất để phát triển vững chắc hơn cho từ khóa đó, hay những từ khóa ít được click nhất để có thể có những thay đổi kịp thời như tiêu đề, mô tả , nội dung nhằm thu hút tỉ lệ click.
4 Hành vi của người truy cập

Đây là bức trang tổng thể về hành vi của người truy cập, phản ứng của người truy cập khi vào website của bạn bạn có thể biết được người truy cập thoát ở đâu nhiều nhất. Ngoài ra còn có những báo cáo về nội dung trang web như trang đích và trang thoát, tốc độ trang web .v.v.. Đối với những trang thoát cao bạn nên điều chỉnh xem lại nội dung , xây dựng các phương án SEO onpage hiệu quả cải thiện.

Kết luận: trên đây chỉ là những chức năng cơ bản của Google Analytics, việc nghiên cứu toàn bộ Google Analytics trong một sớm một chiều là điều không thể vì vậy mong các bạn hãy tìm hiểu và thực hành thật nhiều để có thêm kinh nghiệm. Việc phân tích các thống kê trên website rất quan trọng đối với người làm SEO, nó giúp cho người làm SEO có một cái nhìn tổng quan cũng như tình trạng hiện tại của website để từ đó đưa ra những kế hoạch hiệu quả cho các chiến dịch SEO.
Nguyễn Minh Hải

About

Chào bạn, mình là Vũ Thành Lâm.
Tri Thức là Sức Mạnh, Tri thức không của riêng ai, hãy chia sẻ nó!

Recent posts