Định nghĩa SEO content và các kĩ thuật viết bài chuẩn SEO
Trong một năm qua, chúng tôi đã xuất bản khoảng 79 bài viết SEO trên blog Ahrefs. Các bài viết đều được xếp hạng trên Google và có lượng truy cập tự nhiên tương đối ổn định.
Một bài viết có thể xếp hạng bằng 10.000 từ khóa, đạt hơn 57000 lượt truy cập tự nhiên hàng tháng. Chúng tôi đã đạt được thành quả này chỉ bằng cách tiếp cận SEO cho mọi nội dung của mình. Cùng khám phá nhé!
Contents
1. Nội dung SEO (SEO content) là gì?
SEO content là những nội dung được sáng tạo để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Bạn nghĩ rằng nội dung nào cũng là SEO nhưng thực chất không phải vậy. Chúng tôi đã từng phát hành rất nhiều bài viết song chúng đều có ít hoặc thậm chí không có lưu lượng truy cập tự nhiên:
Điều này có nghĩa là những bài viết đó không thành công?
Không hẳn, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng bất kì nội dung nào cũng có thể là một SEO content: trang sản phẩm (product pages), trang đích (landing pages), công cụ tương tác, thậm chí là video. Khi một người nói về “nội dung SEO” có nghĩa là họ đang nói về các bài đăng trên blog.
2. Vì sao SEO content quan trọng?
Dù bạn có đang làm bất cứ một công việc gì thì bạn cũng có thể thu về lượng truy cập tự nhiên cực lớn cho các “money pages”. Trung bình, mỗi trang sẽ nhận được khoảng 25.000 lượt truy cập tự nhiên mỗi tháng. Chúng tôi hiện đang thuộc top 5 trên bảng xếp hạng chỉ bằng các khóa chính:
Tuy nhiên, các trang này chỉ chiếm ít hơn 4% lưu lượng tìm kiếm vào website của chúng tôi:
Có phải bạn đang tự hỏi làm cách nào chúng tôi có được các thành tựu đó?
Chúng tôi đã viết hàng trăm nội dung SEO trên blog. Nếu không thực hiện những điều này thì chúng tôi hẳn đã để vuột mất một lượng tiền lớn. Vì những khách hàng tiềm năng thường sẽ không tìm kiếm trực tiếp các sản phẩm. Nhiều người trong số họ chỉ cố tìm kiếm các phương pháp để giải quyết những vấn đề mà các tool (công cụ) đảm nhiệm.
Ví dụ: Chúng tôi có một tool tìm kiếm là Site Explorer. Tính năng nổi bật của nó là hiển thị xem người nào đang liên kết đến website nào. Các khách hàng tiềm năng có thể không biết rằng chúng tôi cung cấp công cụ này thay cho việc tìm kiếm thông tin thủ công như “who links to my website”. Vì lẽ đó, chúng tôi đã quyết định viết một bài blog giải thích cặn kẽ sự việc này:
Tiếp theo, hãy cùng tôi tìm hiểu cách để viết những nội dung này nhé!
3. Cách viết SEO
Bạn nên nhớ rằng không phải bài blog nào cũng là một SEO content, vì vậy việc dồn hết tâm huyết để viết ra một nội dung như thế sẽ chẳng thu về cho bạn được chút lợi nhuận hay thứ hạng nào.
Nếu bạn muốn bài đăng của mình nhận được lưu lượng truy cập tự nhiên cao, bạn cần phải viết nó theo một khuôn khổ SEO nhất định như:
- Xác định chủ đề bài viết.
- Phân tích mục đích tìm kiếm.
- Viết dàn ý.
- Viết nháp.
- Chỉnh sửa bản nháp.
- Thêm ảnh minh họa.
- Viết tiêu đề và phần mô tả.
- Tải lên bài viết.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn!
1. Xác định chủ đề bài viết:
– Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu những chủ đề bao quát (broad topics) mà các khách hàng tiềm năng thường tìm kiếm. Nếu bạn bán bánh online, hãy chọn các từ khóa có liên quan như: công thức, đánh giá công cụ nấu ăn, nướng….
– Tiếp theo, hãy tìm kiếm các broad topic trên Ahrefs’ Keywords Explorer, rồi kiểm tra phần “Phrase match” để tìm kiếm các ý tưởng cho từ khóa đó. Hãy chọn các từ khóa có tính cạnh tranh cao.
Trước khi quyết định chọn chủ đề thực sự, hãy xem xét lượng truy cập ước tính trên các trang xếp hạng hàng đầu để hiểu rõ hơn về tiềm năng lưu lượng truy cập.
2. Phân tích mục đích tìm kiếm:
Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ cho ra hàng ngàn các kết quả khác nhau, trong đó, ở bảng xếp hạng hàng đầu sẽ là các gợi ý có liên quan nhất với từ khóa của bạn.
Đối với việc viết SEO content thì điều này khá là quan trọng. Nếu nó không phù hợp với mục đích tìm kiếm, cơ hội xếp hạng của bạn sẽ là rất nhỏ.
Vậy làm cách nào bạn có thể xác định được mục đích tìm kiếm của mình?
Câu trả lời dành cho bạn là Chiến lược 3C:
- Content type ( Loại nội dung): Là các bài đăng trên blog, trang sản phẩm, trang danh mục, trang đích…
- Content format ( Định dạng nội dung): Là các cách thực hiện, bài đăng kiểu danh sách, phần quan điểm, tin bài, v.v…
- Content Angle ( Cách tiếp cận nội dung): Là cách tiếp cận chủ đề, góc nhìn, đặt câu hỏi, để bắt đầu mỗi bài viết.
3. Viết dàn ý:
Trung bình, các trang đầu xếp hạng cho gần 1.000 từ khóa có liên quan khác trong top 10.
Làm thế nào để bạn tìm ra chúng?
- Sao chép URL của các trang xếp hạng hàng đầu vào Ahrefs’ Site Explorer.
- Truy cập báo cáo từ khóa Organic.
- Chọn từ khóa trong top 10 hoặc cao hơn.
Lưu ý: Không nên nhồi nhét từ và cụm từ vào các bài đăng mà hãy sử dụng chúng như một cách mở đầu bài viết, xây dựng dàn bài thô của bạn.
Nếu không sử dụng Ahrefs, bạn có thể làm điều tương tự bằng cách xem các trang xếp hạng hàng đầu và sử dụng một số cách trình bày đại trà.
4. Viết nháp SEO content:
Chỉ cần bạn nhớ rằng mục đích ở đây không phải là viết một bản nháp hoàn hảo ngay lập tức. Điều bạn cần là từ từ hiện thực hóa các ý tưởng của mình vào bài viết.
Dưới đây là một vài tips giúp bạn viết bài tốt hơn:
Viết như nói:
Hầu hết các bài blog tốt nhất đều được trình bày rất tự nhiên, không cần cầu kì chau chuốt từ ngữ. Bạn chỉ cần viết bài hết sức tự nhiên như cách nói chuyện thông thường. Mặc kệ việc câu cú lủng củng, miễn là người đọc hiểu và các bước tiếp theo của bạn đúng.
Sử dụng phương pháp Pomodoro:
Đây là phương pháp làm việc để đạt goal trong khoảng thời gian đưa ra là 25 phút.
Hầu hết mọi người sẽ viết với tốc độ khoảng 40 từ/ phút, tức là 1.000 từ trong 25 phút. Vì vậy hãy soạn thảo trong 1 set Pomodoro, nghỉ giải lao sau 25 phút, sau đó lặp lại, bạn sẽ hoàn thành với kết quả tốt.
5. Chỉnh sửa bản nháp:
Điều này không chỉ giúp ích cho việc xếp hạng bài viết mà còn có tác động tích cực đến các chỉ số tương tác của người dùng như thời gian trên trang, thời gian dừng, tỷ lệ thoát,…
Sau đây là 3 điều bạn cần chú trọng:
- Lỗi chính tả & ngữ pháp: Hầu hết các ứng dụng soạn thảo đều có sẵn phần tự động sửa lỗi. Hoặc bạn có thể sử dụng tool: Grammarly để sửa lỗi chính xác hơn.
- Tính trôi chảy: Hãy đảm bảo lời văn của bạn không quá cứng ngắc, dập khuôn.
- Đơn giản hóa: Sửa chữa các lỗi phức tạp trong diễn đạt của bạn với tool: Hemmingway.
- Nhận các đánh giá sản phẩm: Các ý kiến, đóng góp của người khác sẽ góp phần cải thiện chất lượng bài viết của bạn.
6. Đảm bảo độ thu hút của bài viết:
Hãy thêm vào các hình ảnh minh họa, thậm chí là các video thay thế cho lời viết rườm rà, người đọc sẽ dễ dàng thực tế hóa mớ lý thuyết của bạn.
Trong 3 tháng vừa qua, chúng tôi có khoảng 5.500 lượt truy cập vào Google Images, và khoảng 32.000 truy cập tới các video. Điều đó cho thấy việc sử dụng hình ảnh trong các bài viết có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến thứ hạng của các bài viết đó trên Google.
7. Viết mô tả meta và phần description:
Hai phần quan trọng nhất của metadata (siêu dữ liệu) là: mô tả meta và description.
Chúng đều được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm của Google, nhằm thu hút người truy cập với các ý chi tiết hơn của bài viết. Đó cũng là cách hiệu quả để quảng cáo bài viết của bạn.
Lưu ý: Cần đề cập những giá trị tìm kiếm phổ biết của người dùng song phải đảm bảo rằng đó vẫn là mô tả chính xác về nội dung của bạn.
Nếu chúng đủ thu hút, lượt tương tác, nhấp chuột tìm kiếm đến trang của bạn sẽ tăng cao, lưu lượng truy cập cũng sẽ được cải thiện.
8. Đăng tải bài viết SEO content của bạn:
Cũng không có gì quan trong song đây là một tip hay giúp bạn tiết kiệm thời gian tải bài: Nhập nội dung của bạn trên Google Docs và upload bằng Wordable. Chỉ cần một cú click chuột, toàn bộ nội dung sẽ xuất hiện trên WordPress.
Đó cũng chính là cách chúng tôi hoạt động đăng bài trên Ahrefs Blog.
Chỉ “Content”, liệu đã đủ để xếp hạng?
Có 2 nhân tố xếp hạng chính là: content và links. Trong đó:
- Links là yếu tố quan trọng góp mặt trong các topic cao cấp mà nhiều thương hiệu nhắm đến.
Dưới đây là 3 cách giúp bạn chọn được những đường dẫn có giá trị cao:
- Biến nó thành tài nguyên truy cập về một chủ đề: Người dùng truy cập đến links của bạn nhiều hơn.
- Thêm vào các dữ liệu quan trọng: Người dùng sẽ tìm đến bạn như một nguồn cho các dữ liệu đó.
- Đảm bảo truy cập: Người dùng sẽ truy cập những nguồn dễ tìm, dễ đọc hiểu hơn so với các đường dẫn khác.
Lời kết
Chúc các bạn viết bài thành công <3