4 Mẹo tối ưu Google Adsence để tăng thu nhập
Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về mức độ tương tác của người dùng và các mẹo chính để chúng ta tạo được lưu lượng truy cập tốt cho trang web của mình đặc biệt là vào thời điểm cuối năm này thì thông tin mục thứ hai này sẽ rất quan trọng cho các nhà xuất bản của Việt Nam vì dịp cuối năm là dịp mà các nhà quảng cáo sẽ tăng ngân sách chạy quảng cáo do đó bạn sẽ thấy doanh thu của mình chạy Adsence vào dịp cuối năm sẽ tăng lên ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới do đó mình muốn chia sẻ với các bạn vào dịp cuối năm này để các bạn có thể tìm hiểu thêm các mẹo để có thể tối ưu hóa được mức độ tương tác của người dùng vào trang web của mình:
Mẹo thứ nhất: Phải đảm bảo nội dung bài viết trong website liên quan đến sở thích của người dùng thì chủ đề bài viết bạn lựa chọn phải thật sự quan trọng có ý nghĩa và liên quan đến những gì mà đối tượng người dùng trang web của bạn đang quan tâm, bạn cũng phải ghi nhớ là việc bạn chỉ biết người dùng của bạn là ai và cách họ đang tiếp cận nội dung của bạn là chưa đủ, bạn cũng cần phải biết là họ muốn xem cái gì và muốn xem ở đâu.
Ví dụ: Cùng là những người yêu thích thể thao nhưng mà có những người chỉ thích xem điểm tin quan trọng tổng hợp lại những ý chính của một trận đấu mà họ chỉ thích xem kết quả trận đấu, nhưng lại có những người thích xem chi tiết từng trận đấu và thích những bài viết chi tiết tường thuật diễn biến trận đấu đó.
Bài quan tâm: Google Adsence: 10 Phương pháp tối ưu hóa Doanh thu cho trang Web
Mỗi loại nội dung mà người dùng quan tâm đến là hết sức quan trọng và cần thiết đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi xem bạn có biết câu trả lời cho những câu hỏi này hay không. Google có những công cụ hoàn toàn miễn phí có thể giúp bạn thu thập số liệu về hành vi sở thích của người dùng và tận dụng những số liệu này để tối ưu hóa nội dung bài viết và tăng lưu lượng truy cập cho trang web của bạn:
- Có bao nhiêu người truy cập vào trang web của bạn?
- Tần suất truy cập trang web của người dùng?
- Các bài đăng nào của bạn phổ biến nhất?
- Cụm từ tìm kiếm nào mà người dùng sử dụng để tìm đến bạn?
- Khách truy cập của bạn đến từ đâu?
Công cụ mà mình muốn chia sẻ ngày hôm nay là Google Analytics số liệu mà Google Analytics cung cấp sẽ giúp bạn phát triển nội dung cho trang web của mình. Google Analytics ghi lại rất nhiều thông tin như là cách người dùng tìm đến trang web của bạn, những nội dung được người dùng quan tâm nhất và có ba lợi ích chính mà Google Analytics mang lại cho các bạn:
- Giúp bạn tối ưu hóa website dựa trên các thông tin từ cơ hội đến từ các báo cáo nguồn gốc lưu lượng truy cập và báo cáo địa lí báo cáo trình duyệt…thì bạn sẽ có những số liệu để bạn có thể hiểu được hơn về người dùng của mình từ đó có những chiến lược hợp lí để tối ưu hóa web site.
Ngoài ra Google Analytics sẽ giúp cho bạn nâng cao trải nghiệm người dùng bạn sẽ biết những trang nào được người dùng xem nhiều và những trang nào người dùng rời bỏ nhiều khi hiểu được người dùng quan tâm và chú ý đến cái gì thì từ đó bạn sẽ có nhưng chiến lược quảng cáo hiệu quả đặt quảng cáo ở những bài viết, vị trí mà người dùng hay nhìn thấy.
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Analytics mới nhất 2017
Cuối cùng Google Analytics sẽ giúp bạn tăng doanh thu vì khi mà bạn đã hiểu hơn về người dùng của mình thì bạn có thể thực hiện những thay đổi để làm tăng doanh thu đến từ website như là cải thiện tần xuất người dùng quay lại trang web cải thiện thiết kế web và cách đặt quảng cáo.
Sau đây là bốn mẹo để mở khóa dữ liệu trang web của bạn bằng Google Analytics:
Mẹo 1: Thiết lập trang tổng quan hay còn gọi là Dashboard nếu bạn muốn xem tức thời một hoặc nhiều mục dữ liệu nào đó mỗi khi đăng nhập vào Google Analytcs bạn có thể thiết lập một trang tổng quan chứa những thông tin chính mà bạn muốn xem.
Sau khi bạn làm xong việc này sẽ rất dễ dàng để bạn thấy hết những thứ mà bạn cần xem bất cứ khi nào bạn truy cập vào Google Analytics trong tương lai
Mẹo 2: Là bạn cần biết lưu lượng người dùng bắt nguồn từ đâu ví dụ là từ châu lục tiểu bang, quốc gia, hay thành phố nào ví dụ bạn có thể dựa vào báo cáo về nguồn gốc truy cập để biết được có rất nhiều người dung truy cập trang web của bạn từ nước ngoài lúc đó bạn có thể xem xét bảng địa hóa trang web nhiều ngôn ngữ hơn hoặc tạo ra các bài viết có nội dung quốc tế hơn.
Mẹo thứ 3: Bạn có thể dủng Google Analytics để xem báo cáo loại thiết bị để hiểu người dùng đang truy cập trang web từ thiết bị nào và từ đó có những chiến lược đa thiết bị phù hợp để đáp ứng nhu cầu và thói quen của người dùng.
Ví dụ: Bạn có thể biết 70% số lượng người dùng truy cập vào trang web từ điện thoại thông minh thì bạn cần tối ưu hóa trải nghiệm trang web trên thiết bị di động để giúp người dùng di động dễ dang điều hướng và tìm kiếm nội dung và lúc nào bạn cũng phải đảm bảo là trang web được tối ưu cho mọi loại thiết bị mà người dùng sử dụng.
Mẹo 4: Sử dụng Google Analytics để khám phá nội dung tốt nhất và tệ nhất của bạn.
Ví dụ: khi bạn đăng một bài viết nào đó hữu ích thì lượng người dùng xem bài viết tăng lên đáng kể và thời gian trung bình trên trang tăng gấp 2 nhưng khi bạn đăng bài viết về một chủ đề tiêu cực nào đó hầu như rất ít người xem thì dựa vào đó bạn có thể biết người dùng đang quan tâm tới những nội dung nào để từ đó bạn có thể tập trung vào bài viết và quảng bá nó trên các trang mạng xã hội của mình.
- Đa dạng hóa chiến lược nội dung bao gồm nội dung mãi xanh và nội dung thịnh hành
- Nội dung mãi xanh là nội dung luôn liên quan bất kể thời điểm được truy cập, đây là nội dung mà lúc nào người dùng cũng quan tâm tìm kiếm và đọc về nó, lượng view sẽ tăng dần theo thời gian
Ví dụ: Các mẹo nhỏ trong gia đình, công thức nấu ăn, các chủ đề về trẻ em…. bạn cần đảm bảo rằng bạn có lưu trữ bài viết này và chia sẻ bài viết này trên các trang mạng xã hội của bạn
- Nội dung thịnh hành
Là nội dung mà người dùng bất ngờ quan tâm nhiều trong một thời điểm nhất định nào đó có thể sử dụng Google Trends để tìm hiểu xem người dùng đang quan tâm đến chủ đề gì? Chủ đề nào đang hot và thịnh hành hiện nay từ đó giúp bạn có cảm hứng tạo ra những bài viết, nội dung nào liên quan đến đúng những chủ đề đang thịnh hành.
Có nhiều nhà xuất bản lo lắng đặc tính của website của họ không phù hợp với nội dung thịnh hành ví dụ như một trang web thường đăng những bài viết nghiêm túc về chính trị nhưng nộ dung thịnh hành lại không phù hợp thì là sao có thể tận dụng được những cái nội dung mà nhiều khi nghe qua thì thấy không phù hợp với đặc tính trang web của họ thì điều đó có thể hoàn toàn cải thiện được bạn có thể viết những bài bình luận, đánh giá từ góc độ của bạn về xu hướng, nội dung thịnh hành.
Một ví dụ khác là khi bạn sử dụng công cụ Google Trends và tìm từ khóa là University Courses thì khi bạn chọn các quốc gia như Ấn Độ, US, Nigeria để theo dõi xu hướng người dùng ở những nước này và bạn có thể tạo ra những bài viết với chủ đề lên quan mật thiết với xu hướng tìm kiếm để tăng lượng truy cập và tương tác của người dung vào trong Website của bạn
- Làm cho nội dung dễ hiểu
Ngày nay 21% người dùng Internet trên toàn cầu chỉ dùng điện thoại để vào Internet hệ thống tìm kiếm của Google đã phải chỉnh sửa lại thuật toán để giúp người dùng tìm kiếm được nhũng trang web có thiết kế tốt trên di động và máy tính bảng và thuật toán cũng ưu tiên xếp hạng những trang web tối ưu cho việc sử dụng di động thì thứ hạng của những trang web này sẽ cao hơn những trang web khác.
Do đó việc tối ưu hóa trang web sẽ giúp người dùng dễ đọc dễ tìm kiếm là việc vô cùng quan trọng bởi 61% người dùng sẽ rời khỏi tang Web nếu họ không thấy cái mình đang tìm. Để trang web được tối ưu thì chúng ta cần lưu ý trang web di động phải giúp người dùng dễ dàng truy cập. Sự dễ dang bao gồm: dễ dùng, dễ tương tác và dễ đọc.
- Dễ dùng: thiết kế gọn gàng đẹp mắt, phù hợp từ người trẻ đến người già từ người thạo sử dụng điện thoại đến người sử dụng rất chậm cũng đều có thể hiểu ngay được thiết kế web mà họ đang đọc cũng như dễ dàng tìm thấy ngay thông tin mà họ quan tâm
- Dễ tương tác: có nghĩa là chúng ta phải đảm bảo khi người dùng nhấp vào một nút hay một biểu tượng nào đó trong website thì họ sẽ được dẫn đến đúng bài viết hay thông tin mà họ quan tâm nếu biểu tượng quá nhỏ và đặt quá sát nhau thì người dùng sẽ rất dễ nhấn nhầm hoặc nhấn mà không được
- Dễ đọc ở đây là phông chữ cần được chọn lựa cẩn thận và bài viết dàn trải để không là rối mắt người đọc.
Google có những công cụ giúp cho bạn có thể khảo sát mức độ thân thiện của trang web trên di động của bạn gọi là Mobile-friendly Test và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó trên Google. nó cho bạn những gợi ý cách chỉnh sửa dựa trên nên tảng CMS mà bạn xây dựng trang web
Không nên đọc: Học SEO miễn phí với Lamvt là thế đấy