Google Search Console với SEO hiểu sao cho đúng
Có một câu nói mà rất nhiều chuyên gia SEO trên thế giới hay sử dụng đó là Its Depends, câu này nó khá hay tạm dịch là TÙY, hoặc Tùy thuộc vào bạn, Tùy bạn hoặc đại loại là thế.
Khi có ai có câu hỏi nào mà cần phải trả lời một cách không cần phải CHUẨN CHỈ 100% hay chỉ mang tính lời khuyên thì Its Depends nha bạn. Bài viết chia sẻ của mình cũng thế, tùy bạn 🙂
Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe về Google Webmaster tools hay Google Search Console nhưng ít ai vận dụng thấu đáo nó vào SEO mà phần lớn vẫn theo dõi Google Analytic là chính.
Nhưng chính ra đối với SEO thì phải theo dõi Search Console còn SEM thì nên theo dõi Analytic. Chính vì vậy, ngay cái tên Google cũng đặt là Google Webmaster Tools (những công cụ dành cho người quản trị web).
Điều đầu tiên các bạn thấy trong báo cáo đó là Hiệu Suất
Đối với phần hiệu suất này hiển thị: Tổng số lượt nhấp, Tổng số lượt hiển thị, CRT trung bình, Vị trí trung bình.
Lại its depends mà các bạn quan tâm các chỉ số khác nhau, có người thấy Tổng Người vào Web cao là vui (Tổng số lượt nhấp), có người thì phải là LÊN TOP (Vị trí trung bình)
Riêng cá nhân tôi hay quan tâm tới hai chỉ số đó là Tổng số lượt hiển thị và CRT trung bình. Còn bạn? có thể cho ý kiến của bạn không?
Từ các mối quan tâm này nó sẽ quyết định nhiều đến phương pháp SEO, kỹ thuật SEO của bạn.
Điều thứ hai các bạn thấy đó là Phạm vi lập chỉ mục
Chắc chắn rồi, vấn đề như nộp đơn đi đâu đó, muốn được đánh giá tốt xấu xếp hạng ra sao bạn phải Nộp đơn xem xét cái đã, do đó vấn đề Lập chỉ mục là rất quan trọng, nó được xếp thứ hai nhưng đối với tôi nó là quan trọng số một. Sơ đồ trang web bạn gửi và các kết quả về sau đều VÔ NGHĨA nếu không được Google lập chỉ mục, hoặc nói đơn giản không được các công cụ tìm kiếm Index thu thập dữ liệu.
Chính vì vậy, một website có tốt hay không, content có chuẩn không, Code có lỗi không, host có ổn định không đều thể hiện bằng kết quả Website và các URL được lập chỉ mục.
Việc được lập chỉ mục đều đặn hàng ngày cũng thế hiện website của bạn được chăm sóc tốt, lên nội dung đều đặn.
Thứ ba các bạn thấy Tính năng nâng cao
Phần này khá phức tạp, nó thường dùng cho các chuyên gia SEO để phân tích, thậm chí phải cần đến các Coder có trình độ cao cao chút khi cần thiết.
Ví dụ:
Làm đẹp kết quả tìm kiếm bằng Dữ liệu Có cấu trúc (Schema – Structured database) sao cho phù hợp với nội dung trang web của bạn, tìm hiều và fix các lỗi trong nó.
Kiểm tra các lỗi báo trong Core Web Vital (chỉ số thiết yếu của trang web), các chỉ số này rất quan trọng đối với SEO 2021, theo như Google nói trong 2020 là sẽ đưa các chỉ số này vào là một trong những yếu tố đánh giá xếp hạng của Google (rank factor).
Tính khả dụng trên thiết bị di động, điều rất quan trọng liên quan đến các thiết bị trình duyệt để đáp ứng cho người dùng.
Bonus thêm: riêng đối với Chỉ số Thiết yếu về Trang web Google cung cấp cho chúng ta khá nhiều TOOL để check và đưa ra lời khuyên cho bạn.
Cái mà các bạn hay dùng trong nhiều năm qua đó là PageSpeed Insights nhưng đây mới chỉ là bước đầu, bạn hãy thử dùng và làm quen với một công cụ hay hơn, tương lai hơn, hoàn thiện hơn đó là Google Lighthouse.
Đối với Lighthouse các bạn sẽ có cái nhìn đa dạng hoàn thiện nhất về Web về Code, về UX/UI về Content Text, về Host Server của các bạn một cách chính xác nhất.
Các bạn có thể kiểm tra bằng Google Page Speed hay Google Lighthouse với Website của bạn (các page: Homepage, Product Page và Single-NewsPage hay LandingPage của bạn để biết nhé)
Hãy so sánh với kết quả Website sau https://icar.vn/top-4-kinh-nghiem-mua-man-hinh-dvd-android-zestech-chinh-hang/