Cách lên Bộ Từ Khóa SEO với Google Keyword Planner 2020
Hẳn mọi người làm trong lĩnh vực SEO và Content Marketing đề đã nghe nói đến Google Keyword Planner 2020 (trước đây là Google Keyword Tool). Đây luôn là 1 trong những công cụ trực tuyến dùng để nghiên cứu và lập kế hoạch từ khóa hiệu quả nhất cho chúng ta. Cũng như mọi người đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xác định đúng được từ khóa phù hợp đối với mỗi chiến dịch SEO.
Trong bài Hướng dẫn 8 bước nghiên cứu từ khóa chuẩn SEO 2020 chúng tôi đã hướng dẫn các bạn khá chi tiết mời đón đọc
Đặc biệt là trong năm 2020 này khi thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng mạnh mẽ của xã hội. Và nhiệm vụ nghiên cứu để tìm ra từ khóa phù hợp luôn có tác dụng tăng lượng truy cập của website một cách rất mạnh mẽ. Do đó trong bài viết này lamvt.vn sẽ giới thiệu đến mọi người 5 bước sử dụng Google Keyword Planner 2020 hiệu quả nhất cho SEO.
Contents
Bước 1 – Truy cập Google Keyword Planner 2020
Google Keyword Planner hay lập kế hoạch từ khóa là 1 phần nằm trong gói ứng dụng Google Ads chuyên cung cấp cho người dùng những chiến dịch marketing miễn phí. Tuy nhiên trong bài này chúng ta chỉ quan tâm đến lĩnh vực SEO web. Do đó chúng ta chỉ cần xác định đúng mục tiêu vào Google Keyword Planner là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa trực tuyến miễn phí hiệu quả nhất.
Xem thêm: Làm thế nào để SEO từ khóa lên TOP Google nhanh nhất?
Để sử dụng công cụ này trước hết chúng ta cần có tài khoản của Google Ads. Nếu chúng ta có sẵn tài khoản Google thì chỉ cần đăng nhập là có thể trực tiếp truy cập và sử dụng Google Ads. Còn nếu không thì chúng ta cần đăng ký 1 tài khoản của Google Ads với các bước đơn giản theo chỉ dẫn tự động. Việc điền các thông tin như email, doanh nghiệp, website…đầy đủ chỉ mất vài phút.
Thật ra chúng ta không cần phải chạy một chiến dịch quảng cáo mới có thể sử dụng Google Keyword Planner 2020. Nhưng chúng ta cần phải có Google Ads chiến dịch cho bản thân.
Khi đã truy cập vào trong Google Ads thì chúng ta sẽ nhận thấy thanh công cụ ở trần trang về phía bên phải có biểu tượng “Cờ lê” có tên là “Công cụ và cài đặt”. Chúng ta ấn chuột vào biểu tượng “Cờ lê” này.
Từ đây sẽ hiện lên bản danh mục cho các lựa chọn tiếp theo. Chúng ta chọn dấn chuột vào ô “Công cụ kế hoạch từ khóa”.
Trên giao diện màn hình sẽ hiện ra hai bảng hiển thị cho hai công cụ khác nhau của Google Keyword Planner – lập kế hoạch từ khóa. Chúng ta có thể lựa chọn một trong hai công cụ là “ Khám phá các từ khóa mới” hoặc “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm”.
Đối với nghiệp vụ nghiên cứu từ khóa tối ưu cho SEO thì có thể khẳng định rằng. Hai công cụ trên có thể mang đến cho chúng ta hàng ngàn từ khóa tiềm năng. Có rất nhiều những tính năng khác nhau trong đó sẽ rất hữu ích cho việc tìm từ khóa chuẩn SEO. Trong các bước tiếp theo chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu tính ứng dụng cụ thể của các tính năng đó trong từng công cụ.
Xem thêm:
- 10 Bước để viết bài chuẩn SEO cho người mới làm quen
- Tại sao Thẻ Tiêu Đề rất quan trọng trong SEO?
- TOP 8 sai lầm nghiêm trọng người bắt đầu viết Content thường gặp
Bước 2 – Chọn công cụ trong Google Keyword Planner 2020
Gi ờ là lúc để chúng ta quyết định xem sẽ chọn một trong hai công cụ. Đó là “khám phá các từ khóa mới” hoặc “ nhận thông tin dự đoán và cách tìm kiếm”. Với bất cứ công cụ nào chúng ta cũng có thể tạo ra một danh sách đồ sộ các từ khóa tiềm năng cho chiến dịch SEO web cần thực hiện.
Công cụ “Khám phá từ khóa mới”
Đây là công cụ cực kỳ thích hợp để tìm kiếm được các từ khóa hoàn toàn mới có tiềm năng lớn cho chúng ta. Khi quan sát hai trường lựa chọn phía trên của công cụ này chúng ta có thể thấy được “Bắt đầu bằng các từ khóa” và “Bắt đầu bằng một trang web”. Từ đây thấy được rằng chọn bên nào thì những dữ liệu được nhập vào cũng đều liên quan sát sao đến thứ mà chúng ta đang có nhu cầu SEO.
Xem thêm: TOP 8 sai lầm nghiêm trọng người bắt đầu viết Content thường gặp
Và kết quả từ khóa nhận được từ Google Keyword Planner 2020 có chất lượng thế nào là phụ thuộc rất lớn vào những thông tin nhập vào ở đây. Do đó chúng ta cần có chiến lược cụ thể và chuẩn xác về kế hoạch SEO của website. Để tận dụng tối đa hiệu quả của công cụ “Khám phá từ khóa mới” chúng ta cần hiểu rõ cách sử dụng mỗi tùy chỉnh trong đó bao gồm.
Bắt đầu với các từ khóa
Những từ và cụm từ mô tả chính xác tính chất, đặc trưng của khái niệm chúng ta muốn SEO. Ví dụ như
- Những sản phẩm, dịch vụ trong công việc kinh doanh: Như ở trong bài này thì là SEO về “tủ bếp” nên sẽ nhập vào các từ gồm có “tủ bếp nhựa”, “tủ bếp nhôm kính”, “tủ bếp cao cấp”…
- Hoặc các vấn đề chủ đạo được đề cập trong chiến dịch SEO: Nếu chủ đề SEO là về “văn hóa đọc” thì các từ điền vào sẽ có thể là hội sách”, “sách giảm giá”, “sách hay”…
Điều này giúp chúng ta có thể tiếp cận được kho dữ liệu nội bộ của Google về từ khóa dành cho các lĩnh vực khác nhau. Bao gồm từ các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực khoa học tự nhiên đến xã hội đang được quan tâm nhất hiện nay.
Cách thực hiện hiệu quả nhất: Nhập càng nhiều từ khóa vào mục “Nhập sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan mật thiết đến doanh nghiệp của bạn”. Với mỗi từ khóa nhập xong chúng ta chỉ cần nhấn “enter” là có thể nhập tiếp từ khóa tiếp theo.
Bắt đầu với một trang web
Tính năng này được thiết kế dành cho người sử dụng Google Ads. Nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy một số từ khóa hiệu quả bằng cách nhập vào trang chủ của website đang SEO.
Sau khi chúng ta đã nhập dữ liệu vào 1 hoặc đầy đủ 3 trường “Nhập sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan mật thiết đến doanh nghiệp của bạn”, “Nhập một miền làm bộ lọc”, “Nhập một miền hoặc một trang để tìm từ khóa”. Chúng ta sẽ nhấn vào nút “Nhận kết quả”. Từ đó chúng ta sẽ thấy trang “Kết quả từ khóa”.
Chúng ta sẽ tìm hiểu các bước 3, 4, 5, ở phần sau của bài viết. Còn tiếp theo chúng ta sẽ đến với công cụ còn lại của Google Keyword Planner 2020.
Công cụ “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm”
Đây là công cụ rất hữu ích khi chúng ta đã có cho mình được một danh sách các từ khóa và muốn kiểm tra lượng tìm kiếm của mỗi từ. Cũng có nghĩa là công cụ này cho phép chúng ta tìm được các ý tưởng cho từ khóa mới hiệu quả hơn. Chúng ta chỉ cần nhập danh sách các từ khóa vào rồi ấn “Bắt đầu”.
Chúng ta cũng vẫn sẽ nhận được “Trang kết quả từ khóa”. Tuy nhiên so với trang nhận được từ công cụ “Khám phá từ khóa mới” thì sẽ sự khác biệt rõ ràng. Đó là ở đây chỉ hiển thị kết quả đo lường của những từ khóa chúng ta đã liệt kê cụ thể trước đó. Google sẽ đưa ra số lần nhấp chuột và số lần hiển thị trang web của mỗi từ khóa đã nhập.
Tóm lại dù chúng ta sử dụng công cụ nào trong “Khám phá từ khóa mới” hay “Nhận thông tin dự báo và lượng tìm kiếm”. Thì chúng ta vẫn cùng đi đến “Trang kết quả từ khóa”.
Bước 3 – Lọc và sắp xếp kết quả danh sách từ khóa
Ở bước này chúng ta tận dụng tối đa các dữ liệu nhận được từ “Trang kết quả từ khóa”. Đó là từ danh sách từ khóa lọc ra một danh sách nhỏ gọn hơn của các từ khóa phù hợp nhất với chiến dịch SEO. Trên giao diện “Trang kết quả từ khóa” , chúng ta sẽ thấy thanh ngang cao nhất có 4 giá trị tùy chỉnh bao gồm:
Các địa điểm: Đây là nơi tùy chỉnh giá trị thể hiện vị trí của quốc gia mà chiến dịch SEO đang diễn ra.
Ngôn ngữ: Đây là nơi tùy chỉnh giá trị thể hiện ngôn ngữ được dùng cho từ khóa được SEO.
Ví dụ khi chúng ta đang có chiến dịch SEO ở Việt Nam thì “Các địa điểm” quốc gia là Việt Nam và ngôn ngữ cũng là Tiếng Việt. Tuy nhiên nếu chiến dịch SEO muốn hướng đến thị trường Hoa Kỳ. Vậy thì “Các địa điểm” vị trí sẽ được tùy chỉnh thành Hoa Kỳ và ngôn ngữ sẽ được tùy chỉnh thành Tiếng Anh.
Mạng tìm kiếm: Đây nơi tùy chỉnh về công cụ tìm kiếm mà chúng ta muốn sử dụng cho từ khóa được SEO. Bao gồm phổ biến nhất là trang tìm kiếm Google (và các đối tác của họ như Youtube) hoặc các trang tìm kiếm khác như Bring, Cốc Cốc…Thường thì chúng ta sẽ chọn công cụ tìm kiếm là Google.
Phạm vi thời gian: Đây là nơi tùy chỉnh giá trị mốc thời gian đo lường số lần nhấp chuột và hiển thị của từ khóa. Ở đây chúng ta nên để giá trị là một năm. Ví dụ: 2/2019 – 1/2020.
Bộ lọc và các tính năng tùy chỉnh
Sau khi xác định rõ các phạm vi tùy chỉnh trên. Giờ đây chúng ta xem xét đến tính năng quan trọng tiếp theo của “Trang kết quả từ khóa” là “Bộ lọc”. Tính năng này cung cấp cho chúng ta nhiều các tùy chỉnh lọc khác nhau bao gồm.
Văn bản từ khóa: Với tùy chỉnh này chúng ta sẽ nhập vào từ hoặc cụm từ chắc chắn sẽ xuất hiện trong từ khóa. Đối với những từ khóa này sẽ đảm bảo có những thông tin quan trọng nhất mà chúng ta muốn SEO. Ví dụ như khi sản phẩm cần SEO là “tủ bếp nhựa” thì với tính năng này toàn bộ các từ khóa được chọn lọc sẽ chắc chắn có chứa “tủ bếp nhựa”.
Loại trừ từ khóa trong tài khoản của tôi: Khi chọn tùy chỉnh này đồng nghĩa với việc bộ lọc sẽ loại bỏ từ khóa đã được đặt giá thầu trước đó trong Google Ads.
Loại trừ ý tưởng người lớn: Đây là giá trị mặc định của bộ lọc để đảm bảo nội dung từ khóa lành mạnh, đúng chuẩn văn hóa chung.
Trung bình tìm kiếm hàng tháng: Sử dụng tùy chỉnh này chúng ta có thể nhận được hai kết quả lọc sắp xếp theo hai hướng. Một là theo hướng các từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao xuống thấp. Cách này thực hiện khi chúng ta ấn vào thấy hiện ra biểu tượng “mũi tên” hướng hướng xuống.
Hai là theo hướng các từ khóa có khối lượng tìm kiếm thấp nhất xếp lên đầu. Khi đó biểu tượng “mũi tên” hướng lên trên.
Tỷ lệ hiển thị quảng cáo: Tùy chỉnh này cũng được thiết lập cho Google Ads. Do vậy đối với việc SEO từ khóa thì chúng ta không cần phải chọn bộ lọc này.
Gía thầu đầu trang: Đây là giá trị số tiền chúng ta cần phải trả cho quảng cáo của website xuất hiện trên đầu trang tìm kiếm đối với một từ khóa. Đây còn được gọi là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC). Điều này cũng có nghĩa là một chỉ số ủy quyền thương mại. Và nếu chúng ta muốn hướng người dùng tiềm năng đến mục tiêu là các từ khóa cần SEO. Chúng ta cần đặt ở bộ lọc này một mức tiền nhất định.
Ở đây chúng ta có hai tùy chỉnh cho bộ lọc gồm “Gía thầu đầu trang (phạm vi mức giá thấp)” và “Giá thầu đầu trang (phạm vi mức giá cao)”. Chúng ta thường nghiêng về bên “mức giá thấp” để từ đó lọc ra những từ khóa không có mục đích thương mại.
Tỷ lệ hiển thị không phải trả tiền: Đây là bộ lọc để hiển thị tầng xuất website hiện lên trong các kết quả không phải trả tiền. Để sử dụng được tính năng này tài khoản Google Ads của chúng ta cần được kết nối với Google Search Console.
Vị trí trung bình không phải trả tiền: Bộ lọc này biểu thị cho vị trí xếp hạng trung bình của từ khóa trong Google mà không cần phải trả phí. Để sử dụng bộ lọc này cũng cần có sự kết nối với Google Search Console.
Mở rộng thông tin tìm kiếm: Bộ lọc này cho thấy các từ khóa liên quan đến các thuật ngữ, khái niệm đã nhập ở bước hai. Ví dụ khi nhập thuật ngữ “tủ bếp nhựa” thì phần “ mở rộng thông tin tìm kiếm” sẽ hiển thị những từ khóa như” tủ bếp”, “tủ”, “nhựa”…
Xem thêm:
- Phương pháp nghiên cứu từ khóa hiệu quả?
- Từ khóa đuôi dài: Đỉnh cao của Nghệ Thuật SEO Từ Khóa
- Hướng dẫn 8 bước nghiên cứu từ khóa chuẩn SEO 2020
Bước 4 – Phân tích mục “Ý tưởng từ khóa”
Sau khi đã lọc được các kết quả là những từ khóa lý tưởng cho chiến dịch SEO của chúng ta. Đây sẽ là bước thu hẹp phạm vi của các thuật ngữ còn lại. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các thuật ngữ hiển thị trong mục “Ý tưởng từ khóa” của Google Keyword Planner 2020.
Từ khóa (theo mức độ liên quan)
Ở cột này hiển thị danh sách từ khóa được Google cho ra thích hợp nhất với từ khóa hoặc URL mà chúng ta đã nhập vào ở bước 2.
Trung bình tìm kiếm hàng tháng
Cột này hiển thị số lượng nhấp chuột nhập lệnh tìm kiếm trung bình hàng tháng của một từ khóa. Số có giá trị nhỏ hơn là số lượng trung bình thấp nhất trong một tháng. Số có giá trị lớn hơn là số lượng trung bình cao nhất trong một tháng. Chúng ta cần nhớ rằng đây là phạm vi tầm nhìn chứ không phải số liệu chính xác.
Có một cách hiệu quả hơn để sử dụng dữ liệu này tuy nhiên sẽ mất chút thời gian. Đó là chúng ta cần thực hiện đủ số lần điều chỉnh phạm vi thời gian từng tháng một để xác định chỉ số tìm kiếm trung bình chính xác hơn. Nếu không cũng cần định vị được thời gian cao điểm thật sự (có thể kéo dài vài tháng) của việc tìm kiếm từ khóa ở người dùng mạng. Và từ kết quả có được này chúng ta dùng suy luận của bản thân. Rằng xem có thể thay đổi kết quả này với cách triển khai từ khóa hiệu quả hơn hay là cần đổi qua từ khóa mới.
Cạnh tranh
Chỉ số ở cột này đã trình bày ở trên là được thiết kế đáp ứng cho Google Ads chứ không phải là SEO. Đây thực chất báo về số lượng nhà quảng cáo đang đặt giá thầu với từ khóa này. Vậy nhưng đối với SEO thì chúng ta có thể xem xét chỉ số ấy để đánh giá mức giá trị thương mại của từ khóa.
Bởi sự cạnh tranh thương mại của nhà thầu cho thấy mức độ phát triển của việc kinh doanh liên quan đến từ khóa này. Hoặc đối với nhân lực trong lĩnh vực SEO thì có thể nhìn ra các khách hàng tiềm năng với chính các nhà thầu bỏ giá cao đối với quảng cáo từ khóa này. Đó là nhu cầu lâu dài của họ về dịch vụ SEO.
Gía thầu đầu trang (phạm vi mức giá cao)
Chỉ số này cho chúng ta thấy giá trị gia tăng về mặt thương mại của từ khóa. Gía thầu càng cao, lưu lượng truy cập website càng tăng doanh thu cho chủ sở hữu trang.
Bước 5 – Chọn ra từ khóa tiềm năng nhất để triển khai SEO
Sau khi chúng ta đã tìm hiểu cặn kẽ các công cụ, tính năng, tùy chỉnh, bộ lọc của Google Keyword Planner 2020. Đây là thời điểm tuyệt vời nhất, bước sau cùng của quá trình nghiên cứu từ khóa này. Đó là chọn ra một từ khóa cụ lý tưởng nhất để tối ưu hóa về SEO cho website.
Tuy nhiên đây là một công việc không hề dễ dàng. Bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quan trọng bậc nhất này của chúng ta. Vậy đâu là những tố có sức ảnh hưởng lớn nhất và chúng ta nên dựa vào chỉ số có mức độ nào để đưa ra quyết định sau cùng. Câu trả lời chung nhất chính là 3 yếu tố sau.
Số lần tìm kiếm: Như chúng ta đã đề cập, số lượng tìm kiếm từ khóa càng cao thì số lần hiển thị website chứa từ khóa càng nhiều. Từ đó càng tăng cao khả năng nhận được lưu lượng truy cập đến website của khách.
Gía trị thương mại: Ở đây chúng ta sẽ thấy mức cạnh tranh và giá thầu của từ khóa càng cao. Thì việc chuyển đổi lưu lượng truy cập thành doanh thu tiềm năng của khách hàng cho website càng cao hơn. Tuy nhiên trong trường hợp này chúng ta có thể linh động ở phần mức độ cạnh tranh nên là vừa nếu như bảng danh sách chủ yếu đưa ra là cấp độ thấp. Nhiều khi mức độ cạnh tranh cao mang đến sự phiền toái không đáng có khi viết content và đáp ứng backlink để tối ưu hóa SEO web sau này.
Mức độ cạnh tranh SEO miễn phí: Đây là mức độ cạnh tranh của từ khóa trên trang tìm kiếm miễn phí Google. Chúng ta cần xem vị trí xếp hạng của các trang đầu tiên và mức độ khó khăn để vượt lên.
Cuối cùng chúng ta có thể từ những yếu tố trên chọn ra được một hoặc nhiều từ khóa thỏa mãn yêu cầu đặt ra. Đương nhiên vấn đề số lượng từ khóa chọn lựa nằm ở cá nhân chúng ta. Sự chú tâm vào một thứ cảm thấy vững chắc và tự tin nhất với khả năng của bản thân. Hoặc tạo cho mình nhiều phương án hơn để thực hiện một kế hoạch vẫn có sự nhất quán về mục tiêu chung khi SEO web.
Từ đây chúng ta hoàn toàn có thể thoát khỏi Google Keyword Planner và bắt tay triển khai chiến dịch SEO web. Tuy nhiên cũng có thể làm thêm một bước có tính tham khảo tiếp theo. Đó là kiểm tra dự báo về mức độ hiển thị của từ khóa được chọn trong thời gian sắp tới.
Chúng ta làm việc này bằng cách nhấn chuột vào ô vuông cạnh từ khóa.
Trên giao diện sẽ xuất hiện thanh ngang chứa các trường khác nhau. Trong đó chúng ta ấn vào “ thêm từ khóa”.
Sau đó chúng ta có thể ấn vào hai trường khác nhau là “ xem dự báo” hoặc “Tổng quan kế hoạch” trên giao diện trang.
Nhận được sẽ là báo cáo mang tính dự báo về số “lượng nhấp”, “lượt hiển thị” mà từ khóa được chọn sẽ nhận được trong 12 tháng tiếp theo.
Tuy nhiên như đã đề cập rằng đây là kết quả dự báo chỉ có tính tương đối khi dùng để nhận diện chính xác giá trị thực của từ khóa. Vậy nên chúng ta có thể thực hiện bước này mang tính tham khảo hoặc là hoàn toàn không cần triển khai thêm.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về cách sử dụng Google Keyword Planner 2020. Đây tuy là công cụ thiết lập cho Google Ads nhưng thật sự có hiệu quả lớn trong việc phân tích từ khóa để từ ra phương án tối ưu nhất cho SEO web. Khi tìm được một từ khóa tiềm năng là chúng ta đã có được chìa khóa để thực hiện một chiến dịch SEO thành công. Từ đó mang đến lợi ích toàn diện cho website và chủ sở hữu. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin thật sự giúp ích được mọi người trong việc tìm ra từ khóa chuẩn SEO một cách hiệu quả nhất.
Nếu mọi người có mong muốn tìm hiểu về SEO – CONTENT hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO web. Xin mời đến với lamvt.vn, mọi người sẽ tiếp cận với cơ sở đồ sộ kiến thức về thiết kế, lập trình, SEO web. Đồng thời ở đây cung cấp những khóa học trực tuyến và ngoại tuyến về phát triển web, SEO – content từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt tại đây có những lớp học thực chiến trên chính web của mọi người. Đội ngũ CTV của LAMVT Group đã và đang mang đến những chiến dịch Seo web thành công trên mọi lĩnh vực. Dịch vụ mang tính toàn diện Lâm Vờ Tờ mang đến cho khách hàng. Đó chính là thiết kế web chuẩn SEO với chất lượng được công nhận ở tầm quốc tế từ nhiều năm nay.
Xem thêm :