Xây dựng liên kết nội bộ trong bài viết chuẩn SEO
Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng bài viết chuẩn SEO. Nó không chỉ có lợi cho website của bạn mà còn giúp cải thiện trải nghiệm cho người đọc. Vậy liên kết nội bộ là gì? Làm thế nào để xây dựng được một liên kết nội bộ tối ưu nhất? Câu trả lời sẽ có ở nội dung phía dưới bài viết.
Contents
Liên kết nội bộ là gì?
Liên kết nội bộ hay còn biết đến với cái tên Internal links. Đây chính là những liên kết từ trang này tới trang khác trong cùng 1 website, nghĩa là việc bạn tạo liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một domain.
Mục đích của việc xây dựng liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng, giúp tăng hiệu quả trong việc SEO top google website của bạn. Nhưng nó lại là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, bởi vậy việc xây dựng liên kết nội bộ cho trang web của bạn là một việc làm cần thiết. Mục đích của việc xây dựng liên kết nội bộ:
– Dùng để điều hướng trang web làm tăng lượng on-site.
– Tối ưu thứ hạng tìm kiếm.
– Bổ sung thêm thông tin hữu ích cho người dùng.
Xây dựng liên kết nội bộ trong bài viết chuẩn seo
Ở bài viết này tôi chỉ hướng dẫn các bạn một phần nhỏ liên quan tới việc xây dựng liên kết nội bộ của 1 website đó là cách xây dựng liên kết nội bộ sử dụng trong quá trình tối ưu hóa bài viết chuẩn SEO. Để làm tốt việc này bạn cần tuân theo trình tự các bước sau:
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định xem nội dung bài viết sẽ hướng tới SEO cái gì? SEO cho sản phẩm nào? Nói một cách dễ hiểu là trang mục tiêu của bạn là trang nào? Từ đó bạn sẽ có được phương án thiết kế mô hình xây dựng liên kết nội bộ tối ưu nhất cho bài viết của mình. Bạn nên xây dựng mô hình liên kết nội bộ theo kiểu kim tự tháp với các cấp độ cơ bản.
1. Trang chủ (Home): Trong mỗi bài viết nên có 1 link từ khóa trỏ về trang chủ và thông thường backlink này thường đặt ở vị trí đầu trang.
2. Danh mục (Category Pages ): Bạn nên lựa chọn các đích tới cho liên kết trong bài viết là danh mục sản phẩm có trên website. Bên cạnh đó để tăng thêm sức mạnh của liên kết bạn có thể xây dựng liên kết giữa các Category Pages với nhau.
3. Sản phẩm ( Product Pages): Xác định sản phẩm chủ lực trên trang bán hàng mà bạn muốn SEO để xây dựng internal links sát với mục tiêu. Đừng quên việc xây dựng link liên kết qua lại giữa các sản phẩm.
4. Chi tiết sản phẩm (Detail Product Pages): đây là liên kết nhỏ nhất nhưng lại hướng người đọc đến đích mà họ cần nhất (mô tả về sản phẩm, tính năng của sản phẩm, lợi ích của sản phẩm).
Việc tiếp theo là xác định vị trí đặt liên kết, số lượng liên kết, chọn anchor text sao cho phù hợp, chọn đích tới cho liên kết trong bài viết của bạn.
– Vị trí đặt liên kết: những link liên kết đặt ở nội dung đầu bài viết, hay cuối đường dẫn sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
– Số lượng liên kết trong bài viết: Trong một bài viết không quy định tối đa phải có bao nhiêu liên kết. Nhưng để tránh gây phản cảm và mất niềm tin cho người đọc, trong một bài viết không nên nhồi nhét quá nhiều backlink. Thông thường chỉ cần 5-7 liên kết là đủ
– Anchor text: nên lựa chọn anchor text ngắn gọn, thật tự nhiên với nội dung bài viết. Anchor text phải liên quan tới nội dung của trang cần trỏ link. Không nhất thiết anchor text phải là từ khóa chính bởi vậy cần đa dạng hóa các Anchor text trong một bài viết, để các liên kết nội bộ trở nên thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm của google.
– Chọn đích tới cho liên kết: Tới trang chủ, tới trang bài viết khác, trang chuyên mục, tới sản phẩm. Bạn có thể dựa vào mô hình xây dựng liên kết nội bộ đã xác định để chọn đích tới cho liên kết sao cho hiệu quả SEO mang lại là tối ưu nhất.
Bước cuối cùng bạn nên kiểm tra đích đến của liên kết và chắc chắn rằng chúng không bị hỏng hay lỗi. Bởi việc điều hướng tới một trang lỗi sẽ làm giảm trải nghiệm của người đọc cũng như giảm đánh giá chất lượng website của bạn với google. Việc cần làm lúc này là bạn cần phải fix lại các liên kết lỗi đó hoặc điều hướng sang một trang khác tốt hơn.
Cách chèn liên kết nội bộ trong bài viết trên WordPress
Thông thường sau khi tối ưu hóa nội dung và hình ảnh thì bước sau đó ta sẽ thực hiện việc chèn các liên kết nội bộ vào trong nội dung của bài viết đó. Đây là phần hướng dẫn chi tiết cho những bạn mới bắt đầu viết bài trên trang quản trị của wordpress. Để chèn thêm hay sửa đường dẫn liên kết vào trong bài viết ta có thể thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chọn keyword, anchor text và bôi đen
Bước 2: Click vào biểu tượng hình ghim trên thanh công cụ phía trên đầu trang bài viết hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+K
Bước 3: Nhập URL trang đích cần trỏ link; hoặc bấm tùy chọn link để tìm kiếm các URL có nội dung liên quan với anchor
Bước 4: Nhấn enter hoặc nhấn thêm liên kết.
Để xóa link liên kết bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng xóa đường dẫn trên thanh công cụ hoặc bấm tổ hợp phím Shift+Alt+S.
Trên đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi về việc xây dựng liên kết nội bộ trong bài viết cho website với phần mềm nguồn mở wordpress. Việc tạo liên kết nội bộ trong bài viết không làm mất quá nhiều thời gian hay khó khăn gì; tuy nhiên hiệu quả SEO mà nó mang tới không hề nhỏ. Bởi vậy bạn nên cân nhắc việc tăng sức mạnh cho trang web bằng cách xây dựng một liên kết nội bộ chặt chẽ. Và đừng quên cố gắng tạo nó thành một thói quen khi bạn viết bài.
Xem thêm: 5 bước tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress chuẩn SEO