Lamvt – Vũ Thành Lâm – bắt đầu Code 2005 Freelancer từ 2006 với hàng ngàn dự án lớn nhỏ cho nước ngoài và hàng trăm dự án web cho Việt Nam.
SEO thành công rất nhiều dự án lớn, độ khó cao.
MOD (Moderator) và Admin (Administraror) của nhiều diễn đàn về SEO và CODE web MMO tại Việt Nam
Dạy Lập trình Thiết kế Web và SEO Miễn phí 17++ Năm (Từ 2006 đến Nay)
Google Project Shield là một dự án chống DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) một cách hoàn toàn miễn phí từ Google. Project Shield là cách bảo vệ website của bạn một cách hoàn hảo bằng công nghệ của Google với việc Cache sao lưu bản dự phòng web của các bạn lên máy chủ của Google thông qua Proxy đảo chiều và sàng lọc các truy cập độc hại bất thường và chỉ cho phép các cuộc truy cập an toàn đến server chứa web của bạn. Project Shield còn có khả năng tăng tốc độ load trang web của bạn và giảm tải đáng kể băng thông và truy cập trực tiếp đến máy chủ của bạn.
Xem thêm: Google Project Shield là gì? Nó hoạt động Chống DDoS như thế nào
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn Cách đăng ký Google Project Shield để phòng Chống DDoS một cách dễ dàng và hiệu quả cho website của bạn.
Bước 1: Đăng ký vào trang web https://projectshield.withgoogle.com/public/
Bấm nút Apply Now sẽ đưa bạn đến các bước đăng nhập, hoặc bạn muốn tìm hiểu thêm có thể bấm vào nút màu xanh cho việc Learn More tìm hiểu thêm.
Bước 2: Bạn cần chuẩn bị sẵn một website với tên miền hoặc Sub domain chứa website của bạn và bấm vào nút “Add a New site” để hoàn thiện việc đăng ký tên miền website của bạn với Project Shield. Cùng với nó là việc điền thông tin địa chỉ IP tĩnh của Server nơi chứa website của bạn hoặc Hostname và truy cập cho phép bạn và sửa đổi DNS.
Bước 3: Điền thông tin tên miền
ở bước này bạn cần điền đúng thông tin tên miền của bạn và tất cả các Subdomain tên miền phụ nếu có bao gồm cả việc bạn có sử dụng khóa bảo mật SSL hay không.
Nếu bạn cần thêm hoặc cho phép thêm người quản trị, ban có thể bấm vào nút thêm admin “Add an admin”
Bước 4: Xác thực quyền truy cập website của bạn
Ở bước này bạn cần làm theo hướng dẫn để xác thực quyền truy cập website là chính chủ của bạn, hoặc do bạn quản lý, việc xác thực này Google Project Shield sẽ xác thực như khi bạn đăng ký Google analytic và Google webmastertoool
Bạn cũng có thể phải xác thực tương tự cho các subdomain tên miền phụ của website của bạn.
Bước 5: Cung cấp nơi chứa nội dung website của bạn
Bạn phải cung cấp nơi bạn chứa nội dung website của bạn có thể là một IP tĩnh hoặc một domain ẩn nào đó nơi mà liên kết trỏ đến website nơi Server bạn lưu trữ. Việc làm này có ý nghĩa để Google truy cập và thu thập dữ liệu về nội dung trang web của bạn, đồng thời nó sẽ lưu dưc chúng trong bộ nhớ đệm của Project Shield
Bước 6: cài đặt SSL nếu có
Hãy báo cho Google Project Shield biết nếu website của bạn có sử dụng dịch vụ SSL, bạn phải nhớ mã khóa SSL (SSL Key) mà bạn đã mua và cung cấp nó cho Google Project Shield bằng cách upload file hoặc copy paste nội dung key đó lên.
Bước 7: Chỉnh sửa DNS của bạn để trỏ tới Project Shield
Việc làm này bạn phải truy cập vào nhà cung cấp dịch vụ domain hosting của bạn và chỉnh sửa DNS trỏ tới dịch vụ của Google Project Shield. Để khi có truy cập nào vào Domain của bạn nó sẽ thông qua Project Shield và sàng lọc giúp bạn các truy cập độc hại hoặc DDoS.
Ở đây Project Shield sẽ cung cấp cho bạn DNS là CNAME www là projectshield.googlehosted.com và bạn phải trỏ DNS của bạn tới đây.
Bước 8: Hoàn tất đăng ký Project Shield
Nếu bạn thực hiện thành công tất cả các bước trên Google Project Shield sẽ xác thực và gửi chúc mừng tới bạn và đưa bạn tới trang quản lý và theo dõi tình trạng của website bạn.
Các bạn xem thêm:
Dù bạn dùng phiên bản WordPress với lưu lượng truy cập cao hay một blog nhỏ trên máy chủ chia...
VR PLUS (https://vrplus.vn/ ) Là một trong những dự án do Lamvt thực hiện trong thời gian gần đây. Như...
Trong một năm qua, chúng tôi đã xuất bản khoảng 79 bài viết SEO trên blog Ahrefs. Các bài viết...
Khám phá kĩ thuật viết nội dung SEO Nếu không có SEO, nội dung của bạn có thể bị chìm...
Các website về lĩnh vực làm đẹp cần phải có một thiết kế (design) hấp dẫn và bắt mắt. Điều...
Như đã nói, phần mềm chỉnh sửa video đang ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình, nhất...
Nhiều bạn thắc mắc là sau khi cài đặt Plugin cho Google AMP thì làm thế nào để kiểm tra,...
Các trang web giáo dục và các trang web của chính phủ có một lợi thế hơn trong bảng xếp...
Nội dung là một trong 3 tiêu chí quan trọng để google đánh giá thứ hạng tìm kiếm cho website...
Thẻ <span> </span> Thẻ <span> là thẻ khá đặc biệt trong HTML, theo mặc định thì thẻ <span> được thêm...