Chiến lược SEO 2018: 6 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua
Bạn biết gì chưa? Năm 2017 là mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi lớn đối với các SEOer. Có vô số người là lão làng trong ngành SEO từ bỏ nghề và tìm hướng khác cho bản thân. Còn những bạn newbie thì e ngại khi dần nhận ra rằng nghề SEO không hề dễ nhằn như họ nghĩ. Cách đây vài năm, khi chỉ cần làm vài thủ thuật tối ưu onpage, 1 bài viết chỉ cần copy rồi spin là đã có hàng trăm “bài viết mới”, 1 link có thể đi spam hàng nghìn forum là website của bạn đã có thể ngự trên TOP Google. Nhưng đời không như mơ, Google dập tắt ảo tưởng về ngành SEO bằng cách công bố các thuật toán như Rankbrain, footprint và những hình phạt khắt khe như Google Panda, Google Penguin, Google Penalty, Google Sandbox…
Đó cũng chính là lý do khiến cho việc SEO website trở nên khó khăn và đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức mới. Những ai còn giữ tư duy SEO của những năm về trước thì chắc chắn sẽ thất bại vì không thể thoát được thuật toán, hình phạt của ông trùm Google. SEO năm 2018 sẽ khó khăn hơn, nhưng nếu bạn tối ưu 6 yếu tố đưới đây thì bạn có thể yên tâm rằng bạn đang đi đúng hướng và website của bạn có được điểm cộng của Google.
Contents [hide]
Schema markup
Mục tiêu chính của Google (ngoài việc kiếm tiền bằng Google AdWords) là cung cấp cho người dùng kết quả tìm kiếm tốt nhất. Google thực hiện việc này bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp nhằm tìm ra những website đưa ra kết quả có liên quan và thân thiện với tìm kiếm của người dùng. Một cách để bạn có thể giúp Google tìm và hiểu thông tin chi tiết trên trang web của bạn là sử dụng Schema markup.
Xem thêm:
Google AdWords và SEO: Sự khác biệt là gì?
Google AdWords LÀ GÌ? Quảng cáo Google AdWords 2018 có thực sự hiệu quả
Schema markup hiểu đơn giản là tổ chức dữ liệu, thông tin trên trang web của bạn và nó làm cho Google hiểu lộ trình nội dung của bạn. Nó cũng giống như bạn cầm đèn pin để tìm đường về nhà. Trong trường hợp này, Schema là chiếc đèn pin làm nổi bật con đường dẫn về nhà.
Schema markup cho phép bạn định nghĩa những yếu tố khác nhau trên trang web của bạn như: đánh giá, thông tin sản phẩm, địa chỉ doanh nghiệp của bạn, câu trả lời cho những câu hỏi mà người dùng yêu cầu, sự kiện và những thứ khác. Mã code của Schema giúp Google biết chính xác trang web của bạn nói về điều gì và có thể giúp trang web của bạn nổi bật trong kết quả tìm kiếm.
Nhớ rằng, áp dụng Schema không hề ảnh hưởng đến người dùng cuối (thậm chí họ không thể nhìn thấy nó). Điều quan trọng là dữ liệu có cấu trúc này sẽ cho Google biết tất cả mọi thứ về các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp trên trang web của bạn. Các công cụ tìm kiếm sử dụng dữ liệu có cấu trúc trên trang của bạn để hiểu và hiển thị nội dung một cách thích hợp.
Đối với nhiều SEOer, code là cái gì đó thật đáng sợ vì không phải SEOer nào cũng biết về code. (Tôi cũng vậy đấy, một đoạn code đối với tôi là những thập cẩm các loại ký tự không thể thẩm thấu được). Để dễ dàng hơn đối với người không biết code thì bạn có thể tham khảo đoạn code Schema markup có sẵn trên internet. (Bạn có thể tham khảo tại trang web: whitespark.ca )
HTTPS
Bạn có biết Google đã bắt đầu hiển thị cảnh báo trên các trang web không an toàn (HTTP) rồi không?. Website nào có cảnh báo không an toàn cũng sẽ khiến người dùng nghi vực về thông tin từ trang web đó.
Đó là lý do tại sao có quá nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang một trang web an toàn(HTTPS)?
Xem thêm:
Nhiều người lầm tưởng rằng làm cho trang web của bạn an toàn có nghĩa là chỉ cần mua một chứng chỉ SSL là xong. Thật không may, chuyển sang một trang web an toàn lại phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ mua một chứng chỉ chứng nhận. Đó là một quá trình kỹ thuật đòi hỏi nhiều bước và đầu tư lớn về thời gian.
Đây chỉ là một vài điều bạn cần làm để chuyển từ HTTP sang HTTPS nếu bạn có một trang web WordPress:
- Thay đổi mẫu cơ sở dữ liệu: Tất cả các trường hợp các mục nhập cơ sở dữ liệu chứa mẫu chuỗi “http: //” phải được thay đổi thành “https: //”.
- Các mẫu mã hóa cứng CSS/PHP: Có nhiều trường hợp mà các mã code trong các tệp CSS và PHP có chuỗi http: // thay vì các biến đại diện cho giao thức truyền tải. Chúng có thể cần được chỉnh sửa và tải lên lại bằng tay theo cách thủ công để trang web hoạt động đúng.
- .htaccess mod-rewrite: Tập tin .htaccess là nơi mà các hướng dẫn được viết và nói với máy chủ cách xử lý các chuỗi URL.
- .htaccess 301: chuyển hướng 301 được đặt trong tệp tin .htaccess trong các cặp dữ liệu URL cũ /mới và được phân cách bởi từng dòng mới cho mỗi mục nhập.
- Thay đổi chứng chỉ SSL, cấu hình máy chủ, cấu hình WordPress: Đăng nhập vào máy chủ lưu trữ tên miền, chọn chứng chỉ thay đổi địa chỉ IP của trang web, đảm bảo máy chủ được cấu hình đúng với sự thay đổi, sửa đổi bất kỳ cài đặt nào trong WordPress và cài đặt một plugin SSL.
- Quản lý tên miền / giám sát tài nguyên: Việc này liên quan đến việc xem xét thay đổi tên miền để truyền tải hoàn toàn ( có thể mất đến 48 giờ) và kiểm tra tài nguyên như hình ảnh, links,.. chưa được chuyển đổi tới dạng http:// của trang web. Chú ý rằng những hình ảnh và tệp chưa được chuyển đổi sẽ gây ra lỗi.
Mặc dù có vẻ như là một cơn ác mộng để có thể chuyển đổi hoàn toàn Https, Google sẽ tiếp tục hiển thị cờ cảnh báo cho người tìm kiếm. Có thể người tìm kiếm không biết http và https nghĩa là gì, nhưng nếu Google cho biết một trang web không an toàn, rất có thể họ sẽ rời khỏi trang web của bạn nhanh hơn. Chưa kể, website http sẽ bị google đánh giá không tốt trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Tóm lại thì việc chuyển sang https không phải là dễ dàng, nhưng nó ngày càng trở nên cần thiết.
Google+
Bạn vẫn sử dụng Google+ chứ? Nhiều người bỏ qua nền tảng truyền thông xã hội của Google vì họ nghĩ rằng đó là một vùng chết. Không đúng! Google+ không phải là kênh mạng xã hội phổ biến nhất, nhưng nó là một trong những kênh khiến người dùng hài lòng nhất (theo một cuộc khảo sát của American Customer Satisfaction Index.)
Hãy nhớ rằng bạn cần chú ý đến mọi thứ liên quan tới Google nếu muốn tối ưu trang web của mình lên công cụ tìm kiếm Google. Và Google+ là một trong số những kênh bạn cần lưu ý. Nhiều người không nhận ra rằng mọi bài bạn đăng trên Google+ đều có một URL duy nhất và có thể hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Điều đó có nghĩa là nếu bạn thường xuyên tạo các bài đăng có từ khoá trên tài khoản Google+ của mình thì nó có thể cải thiện thứ hạng của bạn trên các tìm kiếm của Google.
Người ta tin rằng Google thậm chí còn xếp hạng các bài đăng trên Google+ cao hơn so với các kênh truyền thông xã hội khác. Như vậy, các bài đăng của bạn trên Google+ có nhiều khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm hơn các bài đăng bạn post trên các kênh social network khác. Google+ cũng là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của doanh nghiệp địa phương. Nếu bạn muốn tăng lượt truy cập vào trang web của mình thì hãy tạo và chia sẻ nội dung trên Google+.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói đang được sử dụng nhiều hơn. Theo Google, 20% các tìm kiếm trên ứng dụng dành cho thiết bị di động và thiết bị Android là tìm kiếm bằng giọng nói. Bạn có biết một trong những xu hướng SEO năm 2017 chính là tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói.
Khi nói đến tạo nội dung, tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói đòi hỏi một cách nhìn khác. Bây giờ là lúc bắt đầu viết và tối ưu hoá nội dung trên trang web của bạn cho giọng nói để bạn có thể cung cấp cho khách hàng những câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi thoại của họ.
Site audit
Site Audit (hay SEO audit) là công đoạn vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình SEO. Nó chính là công đoạn bắt bệnh cho website của bạn và đưa ra các kế hoạch chi tiết, phương pháp điều trị phù hợp. Quan trọng là vậy nhưng theo nghiên cứu của tạp chí Search Engine Journal, chỉ có 43% chuyên gia về SEO thực hiện Site audit cho khách hàng mới.
Không thực hiện Site audit cũng giống như bị lạc đường khi đến thành phố mới vậy. Để thực hiện bất kỳ dự án SEO thành công, bạn phải biết bạn cần làm gì chứ không phải mông lung với một mớ công việc không tên. Thực hiện Site audit là một trong những cách duy nhất bạn có thể xác định các vấn đề cần phải giải quyết. Thực tế thì có vô vàn công cụ SEO giúp bạn tìm ra vấn đề cần khắc phục cho website. Chỉ cần bạn bỏ chút thời gian tìm hiểu cách sử dụng chúng mà thôi.
Bing
Mặc dù không lớn mạnh như Google, nhưng Bing cũng là kênh bạn không nên bỏ qua. Theo một số báo cáo mới nhất thì Bing hiện đang chiếm 23% thị phần tìm kiếm. 23% không phải là con số nhỏ để bạn bỏ qua lãng phí đâu. Dưới đây là một vài lý do bạn nên chú ý vào việc xếp hạng trang web của bạn cho Bing:
- Cạnh tranh ít hơn, do đó dễ xếp hạng hơn.
- Bạn có thể thấy kết quả xếp hạng nhanh hơn.
- Quảng cáo phải trả ít tốn kém.
- Họ minh bạch hơn về cách họ xếp hạng trang web và những gì bạn cần làm để xếp hạng cao hơn.
- Bing cho doanh nghiệp giúp bạn có khả năng hiển thị địa điểm Bing địa phương dễ dàng hơn.
Cũng giống như Google+, bỏ quên Bing sẽ khiến bạn phải hối hận trong vài năm tới đây.
Những yếu tố trên đều góp phần quan trọng tới công việc tối ưu công cụ tìm kiếm của bạn. Lên TOP hoặc thoi thóp mãi mãi, bạn chọn cái nào?
Hi vọng bài viết có ích với bạn. Chúc bạn thành công.