Bootstrap Skip to main content
Use code LAMVT for an extra 10% off!

From the Firehose

5/5 - (2 bình chọn)

Deep Work là gì? Tại sao chúng ta cần quan tâm đến Deep Work và chiến thắng Robot trong thời đại 4.0? Nếu bạn cho rằng tiêu đề này thật kì lạ và khó hiểu thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Đây là câu trả lời cho tất cả những thắc mắc trên của bạn.

Không thể bỏ lỡ:

Contents

Tại sao cần “chiến đấu” với Robot trong thời đại 4.0

I, Robot” – 2004, “Chappie” – 2015, series phim Kẻ hủy diệt nổi tiếng,… tất cả những bộ phim viễn tưởng về robot này đều có chung một bối cảnh giống nhau. Đó là sự phát triển của robot, robot thay thế công việc của con người, robot thông minh với trí tuệ siêu việt. Nếu bạn nghĩ chúng chỉ là những bộ phim viễn tưởng đầy mộng mơ của các nhà làm phim Hollywood thì có lẽ tiêu đề bài báo này sẽ khiến bạn giật mình.

Deep Work – Chiến thắng Robot trong thời đại 4.0 deep-work-chien-thang-robot-trong-thoi-dai-4-0

Đúng vậy, một chú robot thông minh đã có thể vượt qua rất nhiều người để suýt đạt được một giải thưởng văn học.

Là một người làm trong lĩnh vực “viết lách” tôi buộc phải nhìn nhận một thực tế rằng, con người đang dần mất việc làm vào tay những cỗ máy thông minh.

Nhiều nhà máy công nghiệp hóa đang dần tuyển ít nhân viên hơn, thay vào đó họ đầu tư nhiều tiền hơn cho các máy móc hiện đại. Nhiều hãng công nghệ đã và đang rục rịch ra mắt những thiết bị thông minh có chứa AI – Trí tuệ nhân tạo. Chúng có thể thay thế con người làm rất nhiều việc. Hãy thử tưởng tượng chỉ vài năm nữa thôi, những công việc tay chân, cần ít sự sáng tạo có thể sẽ bị thay thế hoàn toàn bằng robot, bằng công nghệ cao. Nếu bạn đang làm nhân viên chăm sóc khác hàng, hàng ngày công việc là soạn mail trả lời khách hàng thì có lẽ bạn sẽ sớm mất việc bởi những phần mềm thông minh đã làm được điều đó. Nó tự soạn mail theo mẫu và gửi đến khách hàng, tức là người quản lý chỉ cần lên một kho dữ liệu và phần mềm sẽ tự động chạy trên những dữ liệu đó. Hay nếu bạn đang làm công việc quản lý đơn hàng, tiếp nhận, xử lý, giao đơn cho bên vận chuyển thì cũng nhanh thôi, nhiều phần mềm cũng đã bắt đầu làm được công việc đó rồi.

Nhìn chung, nếu công việc của bạn hiện đang có 3 dấu hiệu sau thì có lẽ bạn nên bắt đầu nghĩ đến tương lai công việc của mình sau 5, 10 hoặc 15 năm nữa. 3 dấu hiệu đó là:

  • Các hành động lặp đi lặp lại không cần nhiều tư duy
  • Công việc không cần nhiều sự sáng tạo
  • Dễ bị thay thế bởi bất cứ ai

Những công việc như vậy được Cal Newport gọi là Shallow Work, một khái niệm trái ngược với Deep Work. Nếu công việc của bạn hoàn toàn là Shallow Work thì nguy cơ bạn bị thay thế rất cao, nhưng nếu công việc của bạn có Deep Work chiếm đa số thì không ai có thể thay thế vị trí công việc của bạn.

Vậy thực sự Deep Work là gì mà có thể giúp bạn chiến thắng được những phần mềm thông minh, trí tuệ nhân tạo và robot, máy móc hiện đại như vậy? Chúng ta sẽ trả lời ngay dưới đây.

Khái niệm Deep Work của Cal Newport

Deep Work – Chiến thắng Robot trong thời đại 4.0 deep-work-chien-thang-robot-trong-thoi-dai-4-0-02

Cuốn sách “Deep Work: Rules to focused success in the distracted world” – “Deep Work: Quy tắc để tập trung thành công trong thế giới đầy sự phân tâm” của Cal Newport được xuất bản lần đầu vào năm 2016 đã nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy của năm. Trong cuốn sách này tác giả đem đến hai khái niệm trái ngược nhưng luôn đi song song đồng hành với nhau, đó là Shallow Work và Deep Work. Để hiểu hơn về Deep Work thì trước hết chúng ta cần hiểu Shallow Work là gì.

Cụ thể Cal Newport đã định nghĩa Sallow Work như sau: “Noncognitively demanding, logistical-style tasks, often performed while distracted. These efforts tend to not create much new value in the world and are easy to replicate. Có nghĩa là, những công việc không đòi hỏi yêu cầu cao, những công việc mang tính chất hậu cần, thường được thực hiện trong môi trường đầy sự phân tâm. Những công việc không đem lại nhiều giá trị mới và dễ bị thay thế.

Vậy Deep Work là gì? Theo Cal Newport, Deep Work có nghĩa là khả năng làm việc “sâu” đang trở nên ngày càng hiếm đồng thời tạo nên nhiều giá trị hơn trong nền kinh tế của chúng ta. Kết quả là chỉ những ai sở hữu được kỹ năng làm việc “sâu” này và biến nó thành kim chỉ nam cho sự nghiệp thì mới có thể thành công và phát triển. Tất nhiên, người đó sẽ không thể bị thay thế bởi bất cứ ai hay bất cứ cỗ máy thông minh nào.

Deep Work: the ability to perform deep work is being incresingly rare at exactly the same time it is becoming increasingly valuable in our economy. As a consequence, the few who cultivate this skill, and then make it the core of their working life, will thrive.

Ví dụ điển hình cho những người đã kịp sở hữu Deep Work sớm hơn người khác chính là sự thành công của họ. Nhìn vào những CEO tài năng tại các công ty công nghệ, những công ty đang ngày đêm tạo ra thêm nhiều giá trị mới, chúng ta có thể nhận ra điểm chung của họ:

  • Tốc độ, cường độ và năng suất làm việc đều rất cao, đem lại nhiều giá trị mới thông qua quá trình làm việc, học hỏi, sáng tạo
  • Nhanh chóng làm chủ những tiến bộ công nghệ, kiểm soát được những vấn đề khó khăn

Deep Work đi liền với một từ quan trọng đó chính là “TẬP TRUNG”. Chính sự tập trung sẽ giúp bạn có thể làm việc với một cường độ cao cùng năng suất tốt. Bạn không thể có kết quả tốt nếu dễ dàng bị phân tâm và dễ bị “quên mất việc đang làm”. Do đó bạn cần tập trung hơn, đồng thời khi tập trung bạn cũng sẽ có thể nhanh chóng kiểm soát được những khó khăn khi chúng vừa mới xuất hiện. Bạn cần đào sâu suy nghĩ về nguyên nhân, kết quả và cách giải quyết vấn đề đó. Những điều này không thể thuận lợi xảy ra nếu bạn dễ dàng bị phân tâm. Tất nhiên nếu bạn không thể tập trung, không tạo ra được những giá trị mới thì không ai sẵn sàng giao những công việc quan trọng, những vị trí cao, những dự án tầm cỡ cho bạn. Họ sẽ lựa chọn những người có thể làm việc “sâu”, có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cách làm việc và kết quả công việc. Nếu bạn đang không giống như những gì tôi đang mô tả thì đây cũng là một dấu hiệu báo động không nhỏ. Bạn cần thay đổi cách làm việc. Nhưng việc thay đổi không hề dễ như việc lật ngược chiếc sandwich để ăn. Bạn cần nhiều nỗ lực hơn thế. Để biết tại sao việc thay đổi mình và sở hữu kỹ năng làm việc sâu lại khó như vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu 4 quy tắc mà Cal Newport đã dành hẳn hơn một nửa cuốn sách gần 200 trang để nói về nó. 4 quy tắc giúp bạn sở hữu được Deep Work.

30 trích dẫn và lời khuyên từ Matt Cutts

Dotard nghĩa là gì? Rocket Man là ai? Đối thoại gây bão mạng của Kim Jong Un và Trump

Những quy tắc để biến Deep Work thành của bạn

Nếu không có chỉ dẫn, bất cứ công việc nào cũng đều trở nên khó khăn. Nhưng bạn yên tâm vì tác giả Cal Newport đã đặt sẵn những viên gạch đầu tiên cho hành trình biến Deep Work thành của bạn bằng 4 quy tắc dưới đây.

Deep Work – Chiến thắng Robot trong thời đại 4.0 deep-work-chien-thang-robot-trong-thoi-dai-4-0-03

  1. Bối cảnh để “deep”: bạn cần tạo ra một môi trường và các nhiệm vụ để “deep” trong thời gian ngắn, rồi tăng dần thời gian lên.

Bối cảnh rất quan trọng. Bạn không thể tập trung làm việc trong một môi trường đầy tiếng ồn, đầy sự phân tâm, đầy cám dỗ “thôi nghỉ chút tí làm sau”. Loại bỏ những mô trường như vậy sẽ giúp bạn tập trung hơn và bước đầu chạm tay vào Deep Work.

Nhưng vậy đã đủ chưa? Tất nhiên là chưa. Nếu ngay từ khi bắt đầu bạn đã thử sức mình bằng một nhiệm vụ khó khăn, tốn nhiều thời gian công sự thì bạn sẽ chẳng thể nào “deep” nổi và sẽ nhanh chóng bỏ cuộc. Vậy nên lúc này hãy sắp xếp những công việc đơn giản trước với một khoảng thời gian ngắn. Sau đó tăng dần lên.

Ví dụ, bạn dành ra 30 phút thực sự tập trung để viết một phần trong luận án, rồi ngừng khoảng 5-10 phút, sau đó lại lặp lại quá trình đó. Không ép bản thân phải ngay lập tức hoàn thành toàn bộ luận án bằng cách ngồi làm việc liên tục. Bạn sẽ nhanh kiệt sức và “sợ” làm việc sâu. Hãy tập từ từ. Với quy tắc này tôi sẽ gợi ý cho bạn công cụ “Quả cà chua: Pomodoro”. Đây là một công cụ thú vị giúp bạn kiểm soát thời gian tốt hơn, đồng thời tạo ra những khoảng thời gian Deep Work hiệu quả. Ngoài ra tôi cũng muốn gợi ý đến Kaizen – một triết lý nổi tiếng của Nhật Bản mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

2. Đối mặt với chán nản: Thử thách ý chí vững vàng

Quy tắc này hiển nhiên sẽ làm khó nhiều người, những người vượt qua được đều xứng đáng được thành công. Bởi tập trung làm việc vốn rất nhàm chán. Không phải lúc nào làm việc bạn cũng thấy hào hứng, sẽ có những lúc vô cùng chán nản muốn dừng lại. Nhưng ngay khi bạn dừng lại, bạn buông thả bản thân tức là bạn thua cuộc. Vậy nên hãy học cách đối mặt với sự chán nản.

Gợi ý cho bạn, hãy áp dụng việc nghe những bản nhạc Baroque khi làm việc, không chỉ tập trung hơn mà khi chán nản, nhịp điệu của bài hát cũng khiến bạn nhanh chóng hào hứng trở lại. Âm nhạc ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng con người và đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Hãy tin tưởng những nghiên cứu của họ và tìm kiếm một bản nhạc ưng ý để nghe lúc làm việc.

3. Hạn chế sử dụng mạng xã hội: Đừng đánh đồng giải trí với việc sử dụng mạng xã hội.

Ngày nay khi nói đến giải trí chúng ta nghĩ ngay đến điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, mạng xã hội facebook, youtube,… tất cả những thứ có thể kết nối wifi. Tại sao lại vậy?

Nếu bạn hỏi một đứa trẻ, đi chơi là làm gì nó sẽ chỉ bạn ra công viên. Giải trí chính là làm bản thân thoải mái, thư giãn. Việc lướt web, lướt faceboolk hay xem youtube không phải là một hình thức giải trí được khuyến khích. Nó tiêu tốn thời gian của bạn, cám dỗ bạn và khiến bạn thêm mệt mỏi. Bởi bạn đang đánh đổi việc chơi thể thao, vận động, đi dạo bằng cách ngồi yên với chiếc máy điện thoại trên tay. Hãy hạn chế mạng xã hội, hãy chỉ sử dụng khi cần thiết. Đừng đánh đồng giải trí với mạng xã hội.

4. Tối ưu hóa “Shallow Work”: Có một sự thật là Shallow Work không mất đi khi ta đã “sở hữu” được Deep Work, nó vẫn tồn tại, vẫn xảy ra và cần xảy ra. Vậy hãy tối ưu để giảm thời gian của chúng xuống mức thấp nhất. Bạn cần thời gian cho những thứ khác “sâu” hơn.

Hiện tại, không có công việc nào cần Deep Work một trăm phần trăm, công việc nào cũng có vài phần trăm là Shallow Work. Ví dụ nghề giáo viên, nếu bạn mất vài ngày đầu năm lên giáo án môn học thì thực tế bạn sẽ mỗi tuần sử dụng giáo án đó cho vài lớp học. Nội dung y hệt nhau không có khác biệt. Tức là khi bạn lên giáo án là bạn đang cần Deep Work, nhưng khi bạn giảng dạy cùng nội dung đó liên tục cho vài đối tượng thì đây là Shallow Work. Tất nhiên bạn cũng cần một chút thay đổi một chút để tạo ra không gian tích cực cho học sinh. Nhưng bạn nên nhớ rằng, bạn có thể giảng bài đó cả trăm lần đến nhàm chán thì với học sinh đó vẫn là bài học mới. Do vậy đây thực sự là Shallow Work.

Nếu Shallow Work vẫn luôn song hành với Deep Work như vậy thì bạn cần cân bằng, hạn chế dần Shallow Work và tạo ra thêm nhiều giá trị mới từ Deep Work. Cũng từ ví dụ trên, nếu 100 lần bạn giảng bài bạn tìm tòi, tạo ra những phương pháp dạy học tốt hơn, phù hợp hơn với học sinh của bạn thì bạn lại đang làm việc “sâu” hơn chứ không còn là “công việc nhàm chán lặp đi lặp lại” nữa.

Deep Work – Chiến thắng Robot trong thời đại 4.0 deep-work-chien-thang-robot-trong-thoi-dai-4-0-04

Có 7 thói quen bạn nên có để thực hiện được quy tắc số 4 này.

  1. Lên timeline cho ngày làm việc hoặc ho dự án của bạn
  2. Làm chủ sự buồn chán
  3. Tập trung suy nghĩ hiệu quả
  4. Chính sách không khoan nhượng với bản thân
  5. Chuẩn bị cho Deep Work
  6. Xác định trước kết quả đầu ra
  7. Quy tắc giảm 20%: Bạn giảm dần thời gian làm việc từ 100% cho công việc A xuống còn 80% cho công việc đó vào lần tiếp theo.

Chỉ cần bạn sở hữu được “Deep Work” thì không có chú robot nào có thể thay thế được bạn trong thời đại 4.0 này. Bởi bạn là duy nhất, bạn tạo ra được giá trị cốt lõi của riêng bạn. Và vì vậy, Deep Work không dành cho tất cả. Chỉ những ai vượt qua được những khó khăn, ít nhất là sự chán nản thì mới có thể sở hữu được Deep Work. Do đó, kết quả họ nhận được sẽ rất tuyệt vời và vô cùng xứng đáng. Có thể hơi quá, nhưng tôi gọi Deep Work là món quà, là quả ngọt mà nếu nó trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp của bạn, nhất định bạn sẽ thành công.

Nếu bạn cũng đang làm trong lĩnh vực “viết lách” đầy thách thức này và muốn thực hành những gì vừa đọc về Deep Work. Tôi khuyên bạn tham khảo các bài viết nâng cao kĩ năng viết bài chuẩn SEO dưới đây:

About

Chào bạn, mình là Vũ Thành Lâm.
Tri Thức là Sức Mạnh, Tri thức không của riêng ai, hãy chia sẻ nó!

Recent posts