Bootstrap Skip to main content
Use code LAMVT for an extra 10% off!

From the Firehose

5/5 - (1 bình chọn)

Mỗi trang web bất kỳ luôn bao gồm những liên kết nội bộ và liên kết ngoài trang. Liên kết nội bộ kết nối các nội dung trên cùng một website. Tạo nên vệ tinh kiến thức, chia sẻ với người đọc đồng thời giúp họ dễ dàng tìm kiếm những nội dung mình mong muốn. Trong khi đó, liên kết ngoài kết nối trang web của bạn với những website khác có nội dung liên quan. Trong phạm vi bài viết này, lamvt.vn sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm, tầm quan trọng và cách tối ưu chuẩn SEO liên kết nội bộ năm 2020.

Trước khi bài viết của bạn được Google xếp hạng, nó cần có sự liên kết với những nội dung khác trên cùng website. Thông qua thuật toán của mình, Google sẽ tìm kiếm và nhận diện những bài viết, website tốt nhất nhờ sự liên kết từ một bài viết ngẫu nhiên. Những đường dẫn nội bộ sẽ kết nối các phần nội dung của bạn và gửi tới Google những gợi ý tìm kiếm khác nhau. Đồng thời, phân cấp trang web của bạn và cho phép bạn đăng những trang web quan trọng, những đường dẫn giá trị hơn. Vì vậy, sử dụng liên kết nội bộ là công cụ đắc lực giúp website của bạn có tần suất xuất hiện dày đặc và nhanh chóng thăng hạng trên đường đua Google đã tạo nên. Hãy cùng lamvt.vn khám phá ngay TOP 6 chiến lược tối ưu liên kết nội bộ chuẩn SEO 2020 qua những chia sẻ ngay dưới đây!

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết nội bộ là gì? TOP 6 cách tối ưu chuẩn SEO 2020 Liên-kết-nội-bộ-là-gì-TOP-6-chiến-lược-tối-ưu-liên-kết-nội-bộ-chuẩn-SEO-2020-2

Contents

Liên kết nội bộ là gì?

Liên kết nội bộ hay còn gọi Internal Link là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của SEO.

Internal Link là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền Domain. Hay hiểu đơn giản,đây là sự liên kết từ trang này đến trang khác trên cùng một website. Điều hướng trang web, menu trang web là những ví dụ điển hình về liên kết nội bộ.

Vai trò quan trọng của liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ có vai trò rất quan trọng và liên quan trực tiếp đến thứ hạng của website.

Google sử dụng những đường dẫn nội bộ để tìm kiếm nội dung trên các website liên quan và đánh giá chất lượng cũng như thứ hạng của các nội dung này. Từ đó, tạo lập hoặc thay đổi thứ hạng của website trên Google.

Thiết lập mối liên hệ giữa các nội dung

Google thu thập dữ liệu trang web bằng cách tìm kiếm và kết nối những đường dẫn nội bộ khác nhau. Thông qua các thuật toán của mình, Google có thể tìm ra mối liên hệ giữa các trang, bài viết và nội dung khác nhau. Từ đó, nhận diện những trang có nội dung hay chủ đề tương tự trên website của bạn. Kết nối chúng và giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu.

Đồng thời, bằng việc sử dụng các liên kết nội bộ còn góp phần tăng sự uy tín cho các page hay bài viết trong cùng một website. Từ đó, các trang bài của bạn có thể giúp đỡ nhau thăng hạng trên công cụ tìm kiếm của Google.

Tạo giá trị liên kết giữa các trang

Liên kết nội bộ là gì? TOP 6 cách tối ưu chuẩn SEO 2020 Liên-kết-nội-bộ-là-gì-TOP-6-chiến-lược-tối-ưu-liên-kết-nội-bộ-chuẩn-SEO-2020-3

Ngoài việc hiểu mối quan hệ giữa các nội dung, Googe còn phân cấp thứ hạng của các liên kết trên cùng một website. Thông thường, trang chủ của một trang web có giá trị liên kết lớn nhất vì nó chứa nhiều liên kết vệ tinh nhất. Nhờ những liên kết chính thống được sắp xếp khoa học tại trang chủ, người đọc có thể dễ dàng nhận biết nội dung quan trọng. Hay tìm kiếm được bài viết có liên quan theo nhu cầu của mình.

Nhờ vậy, các bài đăng mới trên website của bạn sẽ được cập nhật liên tục và tìm thấy nhanh chóng khi chúng được liên kết với trang chủ thay vì chỉ hiển thị trên trang danh mục. Và Google cũng tìm thấy những nội dung này dễ dàng hơn nếu chúng được liên kết từ trang chủ.

Ở một khía cạnh khác, liên kết nội bộ còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và thứ hạng website của bạn.

Nói vậy là bởi, một mặt những đường dẫn này ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu người dùng trải nghiệm trên website (bao gồm thời gian truy cập, số lượng lượt xem…). Mặt khác, giúp Google nhìn nhận website của bạn tốt hơn và cải thiện thứ hạng của chúng. Mang lại nhiều lượt truy cập không cần trả phí.

TOP 6 cách thiết lập liên kết nội bộ chuẩn SEO

Xem thêm: Top 3 Thủ thuật Xây dựng Liên kết Nội bộ trong SEO

Như đã đề cập, liên kết nội bộ không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các nội dung hữu ích có liên quan đến bài viết của bạn. Nó còn góp phần tăng mức độ uy tín và cải thiện thứ hạng website. Bằng các thiết lập đường dẫn nội bộ phù hợp, bạn sẽ giúp Google đánh giá chính xác:

  • Mối liên hệ chặt chẽ giữa các page trong cùng một website
  • Sự tương tác giữa các nội dung, các page trên website của bạn
  • Giá trị các trang đưa lại cho người dùng

Muốn làm được điều này, bạn cần nắm rõ TOP 6 cách thiết lập liên kết nội bộ chuẩn SEO 2020 dưới đây:

Thiết lập cấu trúc website khoa học và thống nhất

Liên kết nội bộ thường xuất hiện bên trong bài viết, ẩn dưới những từ ngữ ngẫu nhiên hoặc những gợi ý liên quan mà người viết chủ động đưa vào nhằm giúp người đọc không mất nhiều thời gian tìm kiếm mà vẫn có được những nội dung mong muốn. Ngoài ra, liên kết nội bộ còn được bố trí tại các page, thành menu, header, footer và side bar.

Những liên kết này giúp website của bạn hình thành nên cấu trúc phân tầng dạng kim tự tháp. Trên đỉnh sẽ là trang chủ, ngay dưới là những hạng mục liên quan và dưới cùng là những page vệ tinh hoặc bài viết chất lượng. Tất cả nội dung này đều có mối liên quan mật thiết đến nhau và giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm được những thông tin cần thiết. Đây cũng là cấu trúc website phổ biến và được các SEOer ưa chuộng nhất hiện nay. Theo đó, các liên kết nội bộ sẽ chảy từ trang chủ tới các trang danh mục rồi tới các bài viết và ngược lại.

Xác định nội dung nền tảng của website

Khi xây dựng liên kết nội bộ, bạn cần xác định rõ nội dung nền tảng của trang web. Đó là nội dung cốt lõi tốt nhất, hoàn thiện nhất mà website của bạn muốn thiết lập. Hiểu đơn giản, đó là những điều mà bạn mong muốn khách hàng tìm thấy khi họ tìm kiếm một chủ đề hay một sản phẩm mà bạn kinh doanh.

Muốn làm được điều này, bạn sẽ phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa những nội dung trong website của mình thông qua các đường dẫn nội bộ. Cần lưu ý rằng, đây phải là những liên kết có nội dung phù hợp và liên kết chặt chẽ với nhau. Tất cả phải toát lên được nội dung chủ đề và giới thiệu được sản phẩm, dịch vụ và chủ website mong muốn giới thiệu.

Thiết lập liên kết theo ngữ cảnh

Khi viết những content khác nhau về một chủ đề nhất định, bạn nên liên kết chúng với nhau thông qua các đường dẫn nội bộ. Điều này không chỉ giúp Google mà cả người dùng sẽ dễ dàng thấy được những bài viết của bạn. Bạn có thể đưa những liên kết nội bộ này ẩn sau các câu trong bài viết hoặc thêm chúng vào cuối đoạn văn, bài viết liên quan.

Nếu bạn muốn Google nhận diện chính xác bài viết nền tảng trên website của mình, bạn cần đưa đường dẫn có nội dung này vào tất cả các bài viết có liên quan đến chủ đề đó. Và đừng quên liên kết ngược lại với trang chủ của mình.

Để tôi cho bạn một ví dụ:

Trên website lamvt.vn, có một bài viết với nội dung nền tảng có tiêu đề là “TOP 10 xu hướng SEO 2020 đưa website của bạn “lên đỉnh” Google”.

Khi muốn bài đăng này được xếp hạng và có mặt trong tất cả các truy vấn tìm kiếm liên quan đến từ khóa “xu hướng SEO”, chúng tôi đã thêm các liên kết có liên quan đến chủ đề này trong bài viết của mình. Chẳng hạn như “cách viết bài chuẩn SEO”, “mức độ bảo mật của trang web”, “voice search”, “cách tối ưu thẻ tiêu đề chuẩn SEO”… Và tất nhiên, những đường dẫn này cũng liên kết ngược trở lại bài viết mà chúng tôi muốn xếp hạng. Bằng cách này, Google sẽ dễ dàng nhận diện bài viết, đưa ra gợi ý khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm các từ khóa liên quan. Giúp bài viết nền tảng mà chúng tôi muốn giới thiệu có tần suất xuất hiện nhiều hơn và có cơ hội thăng hạng trên danh mục truy vấn của Google.

Liên kết nội bộ là gì? TOP 6 cách tối ưu chuẩn SEO 2020 Liên-kết-nội-bộ-là-gì-TOP-6-chiến-lược-tối-ưu-liên-kết-nội-bộ-chuẩn-SEO-2020-1

Thêm liên kết điều hướng

Bên cạnh việc liên kết các bài viết liên quan đến chủ đề, bạn có thể làm cho nội dung nền tảng của website trở nên thu hút, thân thiện và xuất hiện nhiều hơn bằng cách thiết lập các đường dẫn nội bộ giữa chúng đến trang chủ hoặc những trang điều hướng đã được tạo. Bạn nên làm điều này với những bài đăng hoặc trang page quan trọng của doanh nghiệp. Nhằm tạo giá trị liên kết và giúp Google dễ dàng nhận diện, hiển thị chúng khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm.

Thêm liên kết đến các mục được phân loại

Mức độ thân thiện với người dùng của một website được tạo nên không chỉ bởi nội dung bài viết hấp dẫn, bổ ích mà còn bởi cách thức bố trí danh mục và thẻ bài khoa học, hợp lý. Điều này không chỉ tạo ấn tượng cho người dùng, giúp họ hiểu rõ các mặt hàng và nội dung chia sẻ bạn muốn truyền tải. Mà còn giúp Google đánh giá và xếp hạng các bài viết của bạn.

Nếu bạn mong muốn website của mình tiệm cận dễ dàng với người dùng và đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của Google, hãy thêm những liên kết nội bộ vào các bài viết của mình theo nguyên tắc phân loại. Điều này được hiểu rằng, những bài viết khác nhau sẽ triển khai một chủ đề cụ thể. Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm một chủ đề bất kỳ trên trang web của bạn, họ có thể truy cập vào danh mục hiển thị trên trang chủ. Bằng sự liên kết giữa các đường dẫn nội bộ, họ nhanh chóng tìm được những bài viết chất lượng liên quan đến nhau với thông tin bổ ích trên website của bạn.

Thông qua việc thiết lập cấu trúc thống nhất và bổ sung các liên kết nội bộ vào danh mục, thẻ trên trang web sẽ giúp Google hiểu rõ trang web của bạn và giúp người dùng truy cập dễ dàng những bài viết có liên quan. Tạo nên độ uy tín và sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng trang web cũng như những mặt hàng, dịch vụ mà bạn kinh doanh.

Thêm liên kết đến các bài viết phổ biến hoặc mới cập nhật

Liên kết nội bộ là gì? TOP 6 cách tối ưu chuẩn SEO 2020 Liên-kết-nội-bộ-là-gì-TOP-6-chiến-lược-tối-ưu-liên-kết-nội-bộ-chuẩn-SEO-2020-4

Một trong những cách tối ưu đường dẫn nội bộ đơn giản và phổ biến nhất hiện nay được các SEOer ưa chuộng là tạo nên mối liên kết giữa những bài đăng trước đó với các bài viết phổ biến hoặc mới cập nhật trên website. Tốt nhất, bạn nên tạo phần này phía dưới hoặc trong thanh bên của trang web để chúng có thể xuất hiện trên tất cả các trang và bài đăng khi người dùng truy cập vào bài viết bất kỳ của bạn.

Điều này làm tăng lượng truy cập cho các trang page, bài viết của bạn. Đặc biệt là những bài viết đã được đăng tải từ lâu hoặc có ít lượt truy cập. Giúp tăng giá trị liên kết và tạo nên sự thống nhất cho toàn bộ nội dung trên website.

Một số lưu ý quan trọng khi thiết lập liên kết nội bộ

Thêm thẻ thuộc tính nofolow

Xem thêm: 12 phương pháp tối ưu liên kết nội bộ hiệu quả nhất cho SEO

Thẻ nofollow trong các liên kết nội bộ là những đường dẫn có khả năng khiến những con bot tìm kiếm của Google tự mặc định và bỏ qua các liên kết đó. Những link này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng bài viết của bạn trên Google, tăng lượng traffic và mang lại sự tự nhiên cho website, tránh những hình phạt mà Google đưa ra.

Trong bài viết của mình, bạn có thể sử dụng những liên kết không mấy quan trọng cho việc đánh giá, xếp hạng trang web. Và hạn chế việc làm mất giá trị của những liên kết này bằng việc cung cấp những thẻ nofolow trong bài viết của mình. Bằng cách này, bạn sẽ làm người đọc tập trung hơn vào những liên kết giá trị.

Lưu ý rằng, thêm thẻ nofolow không có nghĩa là những trang được đề cập có thể tìm thấy trong danh mục kết quả tìm kiếm của Google. Nếu bạn không muốn những trang hay bài viết hiển thị trong kết quả tìm kiếm, bạn nên cung cấp cho người dùng thẻ no – index. Theo đó, no – index tags là những liên kết mà Google không nên kết xuất và hiển thị trong danh mục kết quả tìm kiếm đưa lại cho người dùng.

Sử dụng Anchor Text

Liên kết nội bộ là gì? TOP 6 cách tối ưu chuẩn SEO 2020 Liên-kết-nội-bộ-là-gì-TOP-6-chiến-lược-tối-ưu-liên-kết-nội-bộ-chuẩn-SEO-2020-5

Xem thêm: Anchor Text là gì? 7 Loại Anchor Text không thể thiếu trong SEO

Anchor Text là một đoạn văn bản có thể nhìn thấy khi bạn nhấp vào một liên kết hyperlink sẽ chuyển hướng đến một trang web hoặc URL mới. Thông thường, Anchor Text có tên gọi khác là link label, link text hoặc link tilte. Cần lưu ý rằng, để tối ưu liên kết nội bộ và giúp các bài viết trên website của mình đạt thứ hạng cao, bạn cần lựa chọn những Anchor Text phù hợp, chất lượng và liên quan mật thiết đến nội dung muốn truyền tải.

Vậy sử dụng Anchor Text như thế nào là hợp lý?

Ngày nay, với các thuật toán thông minh của mình, Google có đầy đủ công cụ để kiếm soát và đánh giá nội dung xung quanh Anchor Text cũng như mức độ liên quan của các từ khóa liên quan đến nội dung được liên kết. Do vậy, đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ khóa hay tối ưu quá mức anchor text trong bài viết của mình. Điều này có thể giúp trang web của bạn đạt thứ hạng cao với một từ khóa duy nhất nhưng hiện tại, thì không.

Hãy đảm bảo các Anchor Text mình sử dụng được bố trí tự nhiên và dễ thấy nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những Anchor Text đồng nghĩa nhưng không chứa từ khóa SEO.

Đơn cử bạn có thể sử dụng các Anchor text “công ty SEO”, “chuyên gia SEO”, “đơn vị SEO”… nếu bạn đang SEO từ khóa chính xác là “dịch vụ SEO”. Lúc này, những link title được lựa chọn cũng là những link tilte đồng nghĩa nhưng không chứa chính xác từ khóa bạn đang cần SEO. Điều này khiến tình trạng over optimize không xảy ra. Đồng thời thúc đẩy link tilte chính xác, đảm bảo độ an toàn cho trang web và mang lại cảm giác thân thiện nhất với người dùng.

Và đương nhiên, bạn có thể SEO hàng ngàn từ khóa trong cùng một bài viết với cách tối ưu mà lamvt.vn đã nêu trên!

Lời kết

Liên kết nội bộ là một trong những công cụ SEO hữu hiệu giúp bài viết của bạn được xếp hạng. Với việc xây dựng chiến lược liên kết nội bộ vững chắc, bạn có thể đưa đến cho Google những bài viết chuẩn SEO với khả năng thăng hạng cao. Cùng những kiến thức hữu ích và giá trị nhất cho người dùng. Biến trang web của mình trở thành kênh thông tin thân thiện. Giúp những mặt hàng bạn kinh doanh đến gần hơn với người tiêu dùng.

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về đường dẫn nội bộ hay internal link cùng những cách thức hữu hiệu nhất để tối ưu các liên kết này. Mang lại thứ hạng cao cho website của mình.

About

Chào bạn, mình là Vũ Thành Lâm.
Tri Thức là Sức Mạnh, Tri thức không của riêng ai, hãy chia sẻ nó!

Recent posts