Thẻ Meta Description là gì? Tác dụng thẻ Meta trong SEO
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description (thẻ mô tả) không thể phủ nhận trong SEO. Từng là một trong những yếu tố xếp hạng Website của Google. Việc tối ưu thẻ Meta Description sẽ giúp Website có một thứ hạng tốt trên Google. Tuy nhiên, theo từng thời kỳ, từng bước ngoặt của SEO mà vị trí của các yếu tố trong SEO cũng vẫn có thể thay đổi. Thẻ Meta Description cũng vậy.
SEO cần rất nhiều yêu tố khác:
Thế nhưng, tại thời điểm hiện tại, Meta Description không (còn) được Google “ưu ái” sử dụng để xếp hạng Website nữa. Nhưng không vì vậy mà thẻ Meta Descriprtion mất đi giá trị quan trọng của nó. Nó vẫn còn được sử dụng để thu hút người đọc. Hãy cùng lamvt.vn tìm hiểu cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO.
Contents
1. Meta Description là thế nào và ở đâu?
Thẻ Meta Description là nội dung giải nghĩa phần bài viết sao cho hấp dẫn, kích thích người đọc bấm vào xem, phải khác biệt so với cách viết của đối thủ và tạo ra sự thèm khát vào xem. Từ đó giúp tăng thứ hạng Website trên Google. Ở đó, nó cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm bản tóm tắt nội dung của trang.
Tiêu đề trang chỉ có thể là chứa số lượng ít các từ, bao quát tổng quan nội dung bài. Tuy nhiên, thẻ Meta thường là 1+1/2 dòng (dài 135 -165). Nó mô tả khái quát về nội dung sẽ đề cập tới trong bài viết. Cũng giống như thẻ tiêu đề, thường thường là thẻ chứa từ khóa cần SEO. Thẻ miêu tả cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình SEO Onpage mà chúng ta không thể bỏ qua.
Xem thêm:
2. Có cần tối ưu thẻ Meta Description?
Ngay thời điểm hiện tại, Meta Description không còn trực tiếp tác động hoặc tác động mạnh đến việc Google xếp hạng Website của bạn nữa, nhưng còn ảnh hưởng gián tiếp một phần nào đó. Việc viết thẻ mô tả sẽ giúp gia tăng tỷ lệ click (CTR) vào Website. Từ đó, giúp Website thu về một lượng lớn khách hàng ghé thăm và tỷ lệ CTR.
Đối với bất kỳ người dùng nào, trước khi họ click vào xem bài viết, họ thường dò xét qua thông tin hiển thị bên ngoài Google, trong đó có Meta. Vì vậy, bộ mặt của bài viết khi tìm kiếm là thẻ title cùng với thẻ Meta Description. Những thông tin đập vào mắt người đọc đầu tiên ấn tượng hay không đều nhờ tiêu đề và thẻ mô tả.
Như đã nói ở trên, thẻ tiêu đề của bạn quá ngắn, không thể biểu thị hết đoạn nào cao trào hoặc quan trọng nhất tròn bài. Meta Description sẽ thay bạn làm điều đó. Thẻ Meta sẽ thay tiêu đề truyền đạt thông tin quảng cáo đến người dùng dễ dàng hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc bạn phải tối ưu thẻ Meta Description?
Xem thêm:
3. Công dụng thẻ Meta là gì?
Thẻ Meta không phải yếu tố quan trọng nhất nhưng là yếu tố thiết yếu, không thể thiết trong quá trình SEO. Những công dụng mang lại cho website là tương đối nhiều. Dưới đây là một số công dụng cơ bản nhất của thẻ.
3.1. Tăng CTR và cải thiện lượt truy cập từ công cụ tìm kiếm
Tỷ lệ nhấp chuột liên tục giảm xuống khi bạn kéo dần xuống phía dưới trang tìm kiếm, bởi vì những kết quả có liên quan hơn, theo logic, thường là ở top đầu kết quả của công cụ tìm kiếm.
Vì vậy, nếu kết quả của bạn càng ở gần cuối (hoặc thậm chí không ở trang đầu tiên của kết quả), bạn đã làm chưa đủ. Điều này khiến cho việc sở hữu một Meta Description chi tiết, liên quan và bắt mắt trở nên quan trọng hơn nhiều trong việc viết bài chuẩn SEO.
=> Meta Description của bạn càng tốt, bạn càng có nhiều tỷ lệ nhấp chuột (CTR) từ nguồn traffic thông qua tìm kiếm.
3.2. Cung cấp thông tin phù hợp tới đúng đối tượng vào đúng thời điểm
Google sử dụng Meta Description để trả lại kết quả khi người tìm kiếm sử dụng thuật toán tìm kiếm nâng cao để kết nối nội dung thẻ Meta cũng như hiển thị các đoạn xem trước trên các trang kết quả tìm kiếm nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Meta Description không ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng của Google cho việc tìm kiếm web bình thường .
3.3. Tăng lượt truy cập từ mạng xã hội
Các trang web chia sẻ mạng xã hội như Facebook thường sử dụng thẻ mô tả của trang khi trang được chia sẻ trên các trang web của họ. Không có thẻ Meta Description, các trang web chia sẻ trên mạng xã hội chỉ có thể sử dụng văn bản đầu tiên mà họ có thể tìm thấy.
Tùy thuộc vào văn bản đầu tiên trên trang của bạn, điều này có thể không tạo ra trải nghiệm tốt cho những độc giả bắt gặp nội dung của bạn thông qua chia sẻ trên mạng xã hội.
3.4. Sử dụng nó để “Bán” nội dung của bạn
Mặc dù bản thân Meta Description bản thân không ảnh hưởng đến thứ hạng của một trang web nhất định, nhưng một Meta Description viết chuẩn SEO đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ nhấp chuột và tác động lên thời gian người dùng dành cho trang web. Và các chỉ số này đóng một vai trò quan trọng trong bảng xếp hạng thuật toán.
Qua đó, ta thấy một Meta Description tốt, hấp dẫn, nội dung có ích sẽ thu hút được nhiều người click vào đường dẫn hơn. Từ đó, giúp tăng lượng truy cập vào website của bạn. Đối với những trang hướng tới từ khóa, có sự cạnh tranh cao thì: Thẻ Meta Description là yếu tố giúp thu hút traffic từ các search enginers thông qua trang của bạn. Ý định và động cơ của những người tìm kiếm là khác nhau và thường không rõ ràng. Vì vậy, thẻ Meta Description quan trọng hơn nhiều so với các từ khóa tìm kiếm thông thường.
Xem thêm:
4. Làm sao để tối ưu thẻ Meta Description
– Thông tin quan trọng, có ích, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người đọc
Thẻ Meta Description không nhất thiết phải có cấu trúc câu. Bạn có thể thêm các dữ liệu có liên quan tới trang: Mẫu tin, liệt kê các câu hỏi, thông tin khái quát về bài viết… Các thông tin này phải là những thông tin bổ ích và thu hút được người dùng. Nếu như các trang về sản phẩm có chứa các thông tin về: Giá cả, ngày tháng, nhà sản xuất… Thì những thông tin này có thể đưa vào hết trong thẻ Meta Description.
– Không nên lặp lại description cho mỗi trang
Việc sử dụng các mô tả trùng lặp hoặc tương tự trên tất cả các trang: Sẽ không có ích khi từng trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Trong trường hợp này, Google sẽ không ưu tiên hiển thị thẻ Meta Description. Bạn cần phải phản ánh đúng nội dung của từng trang bằng các mô tả chính xác. Bạn cần phải tìm hiểu từ khóa đề cập đến trong bài viết là gì? Nội dung đề cập đến trong bài viết? Từ đó viết những câu mô tả, ngắn gọn và súc tích nhất. Điều này sẽ làm cho người dành sự quan tâm đặc biệt đến bài viết của bạn. Từ đó, họ sẽ ghé thăm website và tăng tỷ lệ CTR trên web của bạn.
Nếu bạn không có thời gian để tạo mô tả riêng cho từng trang thì: Bạn nên liệt kê các thành phần tối ưu trên Web của bạn. Mục đích là: Đưa những thông tin quan trọng nhất trên Website đến với khách hàng.
– Tối ưu độ dài thẻ Meta Description đối với công cụ tìm kiếm
Để tối ưu thẻ Meta Description thì: Độ dài của phần mô tả của bạn nên chứa khoảng 150-160 ký tự. Bạn có thể viết dài hơn, tuy nhiên bạn nên nhớ rằng: Công cụ tìm kiếm thường cắt đi đoạn dài hơn ký tự. Vì thế, tốt nhất nên để độ dài thẻ mô tả vào khoảng 135 -165 ký tự. Trong 135 -165 ký tự này bạn cần phải tạo một đoạn miêu tả thật hấp dẫn. Có như vậy, thì người đọc mới click vào đường dẫn của bạn.
– Sử dụng từ khóa trong thẻ mô tả
Để tối ưu thẻ Meta keyword thì: Khi bạn đặt từ khóa trong thẻ mô tả, sẽ giúp bạn tăng khả năng click của người tìm kiếm đối với nội dung của Website.
Google và các công cụ tìm kiếm khác đều bôi đậm từ khóa trong phần mô tả khi: Từ khóa trùng hoặc phù hợp với truy vấn tìm kiếm.
Tóm lại: Bài viết của bạn sẽ thu hút được nhiều lượng ghé thăm của người dùng nhất. Khi website nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng sẽ giúp tăng thứ hạng Website của bạn. Đồng thời, việc này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh online hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!