Bootstrap Skip to main content
Use code LAMVT for an extra 10% off!

From the Firehose

5/5 - (3 bình chọn)

Nếu thế giới có mạng internet thì có thể không có ứng dụng hoặc trò chơi nhưng không thể không có website. Vì sao lại thế?
Website là cách thức định hình đối tượng trên mạng internet.

Hiểu theo cách của một anh nông dân, nếu bạn muốn trồng lúa trên cánh đồng thì bạn phải có riêng một thủa ruộng hoặc một mảnh đất.
Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu một nghề mà không bao giờ thất nghiệp và không có giới hạn nào kìm hãm: Nghề phát triển website.

Contents

Nghề phát triển website có từ bao giờ?

Từ khi có mạng internet, người ta biết phải có những đơn vị, tế bào mạng để lưu trữ và hiển thị thông tin trực tuyến nên sinh ra website. Từ đó, nghề này ra đời.

Nghề phát triển website gồm những thành phần nào?

Một website hoàn chỉnh đòi hỏi rất nhiều công đoạn cần phải thực hiện, nhưng thường chia làm 2 giai đoạn chính:

Thiết kế giao diện website (Front End)

Giai đoạn này bắt đầu từ những con chữ, hình ảnh đến cách trình bày, hiệu ứng, rồi đến trải nghiệm người dùng (User Experience)…

Lập trình hoạt động website (Back End)

Giai đoạn sau của thiết kế đòi hỏi trình độ một lập trình viên thực thụ. Người đó phải giải các bài toán kết nối từ người dùng đến máy chủ, duy trì hoạt động liên tục và nâng cấp hệ thống khi cần thiết.

Cơ hội nghề nghiệp của người phát triển website như thế nào?

Nó đi liền với mạng internet. Việc làm sẽ không còn khi không còn internet.
Điều này là không thể! (cho đến trước ngày tận thế)

Nhưng làm ở đâu? Làm cái gì? Làm như thế nào?

Chủ yếu là do bản thân người học quyết định, còn lại do số phận.
Nếu có đam mê thì cơ hội luôn rộng mở!

Vậy bắt đầu học phát triển website từ đâu?

Chúng ta có thể chia ra 2 phần kiến thức cần học tương ứng với 2 giai đoạn nêu trên: (FrontEnd và BackEnd)

Học cách hiển thị và trình bày bố cục cho mỗi trang web

Học HTML là điều bắt buộc để hiển thị văn bản, hình ảnh lên trang web. Đừng quên học AMP HTML nhé!

Học CSS cũng là bắt buộc để trang web có hình thù, màu sắc xác định. Khi làm việc, chúng ta đã có sẵn những bộ khung CSS (FrameWork) thoải mái vận dụng.

Học cách hoạt động của mỗi trang web

Bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao (có OOP).

Thông dụng như: JS, PHP, ASP.NET, Ruby, C#, C++

Ngôn ngữ lập trình sẽ giúp thông tin trên trang web được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu, thường là SQL. Dữ liệu này nằm trên các máy chủ hoạt động liên tục và cho phép truy cập công khai, trừ một số trường hợp đặc biệt. Ngôn ngữ lập trình sẽ nhận biết được khi nào có người dùng gọi dữ liệu và truy xuất tức thời tới họ. Thậm chí, ngôn ngữ lập trình còn có “trí tuệ nhân tạo” để hiểu chúng ta là ai và chúng ta đang muốn gì.

Học như thế nào? Ở đâu?

Để những bài sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và nghiên cứu chi tiết từng thành phần, ngôn ngữ cụ thể nhé.

Còn nếu bạn đã học và làm chủ những kiến thức đó thì xin chúc mừng bạn là một nhà phát triển website.

Bất cứ nghề nào cũng giống nhau cả, hãy mang tâm huyết, đạo đức của mình gửi gắm vào nó. Hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ đuổi theo bạn.
Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, mạng internet hiện hữu ở hầu hết mọi nơi thì nghề phát triển website là một trong những nghề không thể không nhắc tới. Nếu không có nghề nào phù hợp với bạn, hãy chọn nghề này.

Hy vọng các bạn đã định hình cho mình nghề phát triển website là như thế nào rồi.

Bài viết xin dừng lại tại đây.

Hẹn gặp lại trong các bài viết, bài hướng dẫn tiếp theo.

Cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của các bạn!

MTG.

About

Chào bạn, mình là Vũ Thành Lâm.
Tri Thức là Sức Mạnh, Tri thức không của riêng ai, hãy chia sẻ nó!

Recent posts