6 Nền tảng họp trực tuyến cho người làm việc tại nhà phổ biến nhất
Trong tình trạng mọi đất nước đều phải dùng đến biện pháp giãn cách xã hội làm biện pháp đẩy lùi đại dịch Covid 19. Làm việc tại nhà trở thành điều rất quen thuộc hiện nay. Và điều không thể thiếu với mọi người chính là các nền tảng tổ chức cuộc họp trực tuyến. Đặc biệt với các công việc tập thể thì đây càng trở thành vấn đề tiên quyết để đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi và thành công nhất. Do vậy bài viết này sẽ giới thiệu về 6 nền tảng họp trực tuyến cho người làm việc tại nhà phổ biến nhất.
Contents
Skype
Đây chính là một trong những công cụ trò chuyện trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay. Sản phẩm được cung cấp trên thị trường như một phương tiện truyền thông xã hội và hỗ trợ tối đa các cuộc gọi được kết nối cùng lúc đến 50 thành viên. Điều này khiến nền tảng trò chuyện này hoàn toàn phù hợp để tổ chức các cuộc họp trực tuyến có quy mô vừa và nhỏ dành cho các hoạt động doanh nghiệp, giáo dục.
Skype có ứng dụng web nên người dùng không cần tải phần mềm về máy và hoàn toàn có thể sử dụng ở dạng trực tuyến ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Nghĩa là nền tảng này không quan trọng tính chất của phương tiện là cá nhân hay không và tình trạng phần cứng có bị cũ, chạy chậm.
Sản phẩm này cũng có thể nâng cấp lên phiên bản cao hơn là Skype for Business có thu phí hàng tháng với mức kết nối lên đến 250 địa chỉ IP. Điều này không chỉ cho phép những cuộc họp trực tuyến lên 250 điểm kết nối trong cùng một cuộc gọi. Mà nền tảng được nâng cấp còn mang đến cho người dùng các tùy chọn bảo mật mạnh hơn cho các công việc có nhiều dữ liệu cần bảo mật.
Google Meet
Đây là dịch vụ hội nghị truyền hình được thiết kế riêng cho doanh nghiệp của Google. Nền tảng có giao diện đơn giản, dễ tương tác với sự kết nối cùng lúc của 250 người dùng và cho phép livestream – truyền hình trực tiếp đến 100000 người. Sản phẩm có ưu điểm kết nối vào ra nhanh chóng đảm bảo lịch làm việc linh hoạt không lo phải dán đoạn.
Nền tảng này cũng hoạt động tốt với các dịch vụ khác của Google. Đặc biệt là các ứng dụng hỗ trợ làm việc văn phòng. Điều này giúp mọi việc liên quan đến hoạt động văn phòng cổ điển vẫn có thể diễn ra thuận lợi. Bao gồm việc tạo ra thực hiện kế hoạch tập thể và các nhân hiệu quả cho dù người dùng đang phải ở trong tình trạng cách ly.
Sản phẩm cũng đưa ra những chú thích bằng văn bản của cuộc họp bằng công nghệ chuyển đổi ngôn ngữ thành văn bản. Đồng thời nền tảng cũng cho phép ghi cuộc họp và lưu vào Google Drive.
Free Conference
Đây là nền tảng hội nghị trực tuyến cho người dùng hai sự lựa chọn gồm sử dụng miễn phí và phiên bản nâng cao có phí. Trong đó dịch vụ miễn phí được cung cấp một cách tiếp cận dễ dàng và thuận tiện cho những cuộc họp có quy mô nhỏ với nhóm tối đa năm người.
Người dùng có thể sử dụng sản phẩm mà không cần cài đặt phần mềm. Trong khi đó sản phẩm đảm bảo toàn bộ các tính năng cơ bản của nền tảng họp trực tuyến điển hình. Bao gồm việc người truy cập chia sẻ màn hình của họ với các thành viên đang họp cũng như việc chia sẻ tệp dữ liệu nhanh chóng hiệu quả.
Công cụ này cũng ghi lại các cuộc họp và có chức năng lên lịch cho các cuộc họp tiếp theo. Giao diện của nền tảng khiến việc tương tác trở nên rất đơn giản, dễ dàng cho người dùng.
Microsoft Teams
Đây nền tảng trò chuyện nhóm trực tuyến (chat nhóm) của Microsoft dựa trên điện toán đám mây với khả năng sao lưu, đồng bộ dữ liệu tuyệt vời. Nền tảng này ngoài cung cấp chatbox bằng văn bản còn hỗ trợ cuộc họp audio và video với chất lượng HD. Toàn bộ giúp việc trao đổi công việc nhanh chóng, hiệu quả.
Sản phẩm này có phần hiển thị cuộc họp và các tập dữ liệu kèm theo với những phần thảo luận chung của nhóm trên một không gian làm việc chung. Nền tảng cũng cho phép ghi lại cuộc họp cùng phần thảo luận, đưa ra tùy biến thông báo đến toàn bộ thành viên nhóm. Người dùng cũng nhanh chóng tìm được thông tin dữ liệu cần thiết.
Cisco Webex
Nền tảng họp trực tuyến được cung cấp miễn phí bởi Cisco. Sản phẩm này có thể tạo ra các hội nghị truyền hình với chất lượng hình ảnh ở mức HD cho tối đa 100 người dùng cùng lúc. Dung lượng lưu trữ của nền tảng lên tới 1GB dựa trên điện toán đám mây giúp việc sao lưu dữ liệu dễ dàng, hiệu quả.
Ứng dụng này không giới hạn về thời gian. Nền tảng sử dụng công nghệ mã hóa TLS 1.2 và AES 256 bit. Điều này nâng cao yếu tố bảo mật dữ liệu cuộc họp. Người dùng dễ dàng ghi lại cuộc họp dưới dạng MP4. Ngoài ra nền tảng có phiên bản nâng cao tính phí người dùng.
Zoom
Nền tảng này có bản miễn phí và bản nâng cao tính phí. Đối với bản miễn phí cho phép 100 người dùng kết nối máy tính cùng lúc với hạn mức thời gian 40 phút cho sự kết nối bắt đầu từ 3 người dùng. Nền tảng sử dụng công nghệ mã hóa TLS 256 bit.
Tuy nhiên hiện nay Zoom gặp vấn đề lớn về bảo mật. Nền tảng đang nhận về nhiều phản hồi về việc rò rỉ dữ liệu. Việc thiếu mã hóa đầu cuối của ứng dụng khiến các cuộc họp dễ bị bên ngoài xâm nhập. Do đó một số nước và tập đoàn kinh doanh lớn có lệnh cấm hoặc khuyến nghị mọi người dừng hay cân nhắc sử dụng nền tảng này. Và nếu muốn nâng cao tối đa khả năng bảo mật của Zoom thì người dùng có thể áp dụng 4 biện pháp sau.
- Cập nhật phiên bản mới nhất từ trang chủ chính thức để tránh tải từ các trang giả mạo. Bởi việc đó dễ dẫn tới bị hack tài khoản,lấy cắp dữ liệu.
- Dùng mật khẩu càng mạnh càng tốt với độ khó cao sẽ tránh bị bên ngoài rò được và bí mật hoặc công khai đột nhập vào cuộc họp.
- Bật chế độ “Phòng chờ – Waiting room”. Việc này giúp kiểm soát thành viên ra vào trong cuộc họp.
- Quản lý chức năng “Chia sẻ màn hình”.Khi sử chức năng này chủ phòng sẽ kiểm soát được việc chia sẻ nội dung trong cuộc họp với người dùng. Và người dùng cũng phải thiết lập cài đặt đồng bộ.
Kết luận
Với tình trạng bất khả kháng do đại dịch Covid 19 đang tấn công toàn cầu nên việc làm việc tại nhà trở nên quen thuộc với mọi người. Điều này dẫn đến nhu cầu liên kết các thành viên trong doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, giáo dục trong cùng một thời điểm. Và vấn đề này được giải quyết hiệu quả bằng công nghệ hội nghị trực tuyến trong không gian số.
Các yêu cầu về số lượng thành viên tham gia, lượng dữ liệu truyền tải, chia sẻ, thời gian và vấn đề bảo mật riêng của từng tổ chức là khác nhau. Do vậy bài viết này mong rằng các tổ chức và cá nhân sẽ lựa chọn được nền tảng họp trực tuyến phù hợp nhất. Từ đó mọi người vận hành công việc hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế chung giúp toàn xã hội vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nếu mọi người muốn tìm hiểu về việc dùng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc kinh doanh. Bao gồm việc triển khai hội nghị từ xa, nội dung số cho marketing hoặc có nhu cầu phát triển, nâng cấp web thương mại điện tử. Lamvt.vn chính là địa chỉ tuyệt vời cho mọi người. Tại đây cung cấp hàng ngàn bài viết chất lượng về các ứng dụng công nghệ thông tin cho đời sống và kinh doanh. Lớp học Lâm Vờ Tờ cung cấp các khóa học ngoại tuyến và trực tuyến, từ cơ bản đến nâng cao về thiết kế web, lập trình web, SEO – content. Đội ngũ thiết kế của LAMVT Group phát triển, nâng cấp, vận hành, bảo trì thành công nhiều web chuẩn SEO nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Xem thêm:
- Thiết kế Website Chuẩn SEO cùng Lamvt với 10 bước đạt 12 tiêu chí
- Thiết kế web là gì ? 4 điều cần biết dành cho người mới làm quen
- Thiết kế Web: Tổng quan về UX, UI, IXD, IA, RWD, DH
- Quy trình thiết kế UX cho Website: 4 trọng điểm trong năm 2020
- Thiết kế web: Hướng dẫn mới nhất cho năm 2020
- Wireframe thiết kế web: Cách thức, công cụ, ví dụ tốt nhất năm 2020
- Học thiết kế WEB: 10 bước hiệu quả nhất để thành công
- Dạy học Lập Trình Web Miễn Phí
- Thiết kế website Hoa Cây Cảnh saigonhoa.com chuẩn SEO