Vũ Thành Lâm

SEO là gì? Chia sẻ 360 Thủ thuật SEO Thực chiến 2018

5/5 - (6 bình chọn)

Những yếu tố để đạt thứ hạng cao trong SEO trong năm 2018

Contents

SEO là gì?

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếng Anh: Search Engine Optimization, viết tắt: SEO, là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).

Có nhiều bạn thường hỏi tôi SEO là gì và làm thế nào để SEO tổng thể cho một website hoàn toàn mới ngay từ đầu

SEO được tôi ví như một cuộc đua vậy, với nền tảng Hosting là con đường, Website là phương tiện để đua trên đó vì vậy yếu tố quan trọng nhất phải là Hosting Tốt và Code Web tốt có tốc độ load cao.

Xem thêm:

Ngoài yếu tố cốt lõi đó ra, đối với một Webmaster hay SEOer cần hiểu rằng SEO còn có hàng ngàn yếu tốt để đánh giá xếp hạng website.

Vậy SEO là gì chắc nhiều bạn đã hiểu nhưng thực ra vẫn mơ hồ trong hành động cụ thể, các bạn hãy tiếp tục đọc và suy nghĩ xem mình đã thực hiện được gì và bạn đã làm SEO thể nào có đúng hay sai và đã chuẩn các yếu tố quan tâm cơ bản chưa.

Vào năm 2006, trước khi ra đời iPhone và hệ điều hành Androids, các tài liệu của Google cho biết là công cụ tìm kiếm nhận diện “hơn 200 tín hiệu” để xếp hạng.  Bây giờ thì phải có đến hàng nghìn các tín hiệu khác nhau và không ai có thể khẳng định là biết hết từng tín hiệu một. Nhưng chúng ta lại có thể biết được tầm quan trọng của việc tối ưu để có thứ hạng tốt nhất và trên thực tế việc này cũng không quá khó .

Xem thêm:

Các phần dưới đây sẽ là các chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của Branded3- một cơ quan chuyên về quảng cáo trực tuyến

Branded3 đã làm việc với gần 100 doanh nghiệp trên toàn thế giới, liên tục theo dõi trung bình 15 đối thủ cạnh tranh và 500 từ khóa trên mỗi trang web. Họ đã lấy nghiên cứu về các yếu tố xếp hạng của Moz năm 2015 làm điểm khởi đầu (vì chính họ đã đóng góp một phần vào nghiên cứu đó). Branded3 hướng đến làm những công việc như  đánh giá những tầm quan trọng của các yếu tố xem chúng tăng hay giảm; xem xét những gì là tốt nhất cho các thương hiệu doanh nghiệp làm ăn với họ; cân nhắc những việc mà họ có đủ năng lực để thực hiện.

Dưới đây là toàn bộ các nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm về mức độ quan trọng của các yếu tố xếp hạng của Branded 3 :

Top 10 yếu tố xếp hạng mà bạn nên chú trọng tối ưu trong năm 2018

1. Các từ khóa cấp độ trang web và các số liệu dựa trên nội dung  –  Trang web của bạn phải liên quan tới các truy vấn và quan trọng hơn là phải đáp ứng được các ý định của người dùng thì bạn mới có cơ hội thăng hạng trên bảng tìm kiếm Google. Hầu hết các công ty với quy mô từ vừa và nhỏ trở lên thường sử dụng một hệ thống quản lí nội dung giúp việc này trở nên dễ dàng hơn. Để đạt được hiệu quả một cách nhanh chóng không  nằm ở việc bạn đăng lên bao nhiêu bài mà là cần tối ưu những thứ mình đang có.

2. Thời gian ở lại trang hay mức độ níu kéo người dùng – Khi trang web của bạn đã được public lên, một câu hỏi nên được đặt ra: “Làm thế nào để có thể đảm bảo người xem ở lại trang web của mình ?” Bạn hơn hết là người hiểu về lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của mình, hãy sử dụng chúng để tạo ra những nội dung lôi cuốn.

3. Các thông tin xác thực về danh tiếng hay chất lượng của doanh nghiệp – Những tính năng như tìm kiếm giọng nói, gói địa phương của Google (“Local pack” là 1 phần trong quá trình hiển thị kết quả của Google, nó sẽ chỉ cho bạn một số doanh nghiệp liên quan đến truy vấn quanh khu vực bạn đề cập đến trong truy vấn), Google Maps và biểu đồ kiến thức của Google- một bộ cơ sở các kiến thức của Google  giúp hiển thị các kết quả tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau, sẽ giúp bạn kéo được lưu lượng truy cập đáng kể đến trang web của bạn . Nên có một bộ dự liệu trong sạch của riêng mình trên mạng. Tối ưu hóa WikiData(https://www.wikidata.org/wiki/Wikidata:Main_Page ) và dữ liệu về vị trí không chỉ  vô cùng quan trọng, mà còn đòi hỏi các nguồn lực phát triển hay sự chấp thuận từ các chuyên viên tuân thủ.

4. Sử dụng các thiết kế web dễ tương tác hay tối ưu với điện thoại ( được cả 2 thì càng tốt) – Đây không chỉ là điều kiện tiên quyết để xếp hạng trên thiết bị di động, nó cũng giúp đem lại các khoản đầu tư. Các thương hiệu không có trang web di động hiện tại dường như bị lạc hậu rất xa, hãy thử hình dung xem bao nhiêu tiền của bạn bị mất đi khi không có trang web trên điện thoại !

5. Tính duy nhất của nội dung trên toàn bộ trang web– Việc  kiểm soát nội dung trùng lặp trên trang web sẽ làm tăng tốc độ của trang, ngăn ngừa hiện tượng “ăn thịt từ khóa”và tối ưu ngân sách cho việc thu thập thông tin. Hầu hết các hệ thống CMS (là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất) hiện đại đều có một số cách giải quyết vấn đề này. Thậm chí bạn còn có thể tìm một số cách nhanh chóng hơn trên Search Console.

“Ăn thịt từ khóa” là hiện tượng xảy ra khi cấu trúc nội dung của một trang web phụ thuộc vào một từ khóa nhưng nó lại được nhắc đến ở nhiều nơi trên trang web đó. Việc này dẫn đến có quá nhiều trang với cùng một tiêu đề từ khóa làm cho Google không biết nên xếp hạng cái nào.

6. Trang web hỗ trợ các thiết bị di động – Tính hỗ trợ với thiết bị di động là một ví dụ hiếm  mà Google muốn ngỏ ý cho các doanh nghiệp, Google muốn các nhà phát triển cạnh tranh một cách thân thiện, đặt ra những tiêu chuẩn cần có  để có thể đạt được các chứng nhận của Google .

7. Sự độc đáo của nội dung trên trang – Hãy tìm ra câu trả lời tốt nhất có thể  cho bất kì truy vấn nào được đặt ra. Tìm hiểu ý định của người dùng và không ngừng phát triển các trang web hoạt động tốt.

8. Tốc độ tải trang – Trâu chậm thì uống nước đục.Google một lần nữa chỉ cho các SEOer việc cần làm và còn giúp so sánh từng doanh nghiệp cụ thể với các đối thủ cạnh tranh của họ, tạo thuận lợi trong việc nhận được các khoản đầu tư từ phía đối tác, nhưng SEO kĩ thuật đang ngày càng phát triển. Mạng phân phối nội dung (CDN) là yếu tố trung bình, tốc độ tải trang web mới là yếu tố kĩ thuật đầu tiên cần phải xem xét đến.

9. Số lượng tìm kiếm cho từ khóa và tên thương hiệu, URL hoặc tên miền cụ thể –  Khi tìm kiếm thì mọi người có xu hướng thích dùng Google để search từng trang cụ thể hơn là sử dụng các định vị hay tìm kiếm nội bộ của cả một trang web. Vì thế nên tối ưu các yếu tố trên để có thể thuận theo sở thích của khách hàng.

10. Tỷ lệ nhấp (CTR) tương đối từ SERP của Google tới trang qua từ khóa – Tối ưu hóa cho tỷ lệ nhấp (CTR) khá dễ dàng. Các Schema mark-up ( là 1 thuật ngữ về các thẻ (Microdata ) mà bạn có thể thêm vào HTML để tối ưu việc hiển thị trang web của bạn trên SERP) cũng có thể thực hiện một cách khá dễ dàng, giúp chúng ta liệt kê mọi thứ một cách gọn gàng . Các thẻ tiêu đề và mô tả meta cần được thường xuyên kiểm tra, nhưng thường thì nó hay bị coi là “không phải là yếu tố xếp hạng” và do đó đã bị bỏ qua (hạn chế về ngân sách). Nếu bạn nằm ở vị trí thứ 2 nhưng có  tỷ lệ nhấp cao hơn cả trang có kết quả đầu tiên thì lúc này thứ hạng cũng chả có ý nghĩa gì. Nhưng sớm hay muộn thì vị trí nó cũng sẽ bị thay đổi thôi .

Xem thêm:

Một vấn đề rõ ràng nhưng không ai muốn nói tới

  1. Các liên kết (link) –  không thể  phủ nhận rằng link là một yếu tố xếp hạng tốt nhất. Nhưng để xây dựng nên link thì rất khó.  Mọi người không dễ dàng tự liên kết đến bạn. Và rất khó để có thể xác định chính xác giá trị mà một link cụ thể đem lại. Trên thực tế các số liệu của chúng ta chưa là gì so với link. Hầu hết các website thu được lợi nhiều hơn từ các link hơn là các tín yếu tố xếp hạng đơn lẻ, nhưng như đã nói ở trên thì việc này rất khó và cần được quản lí cẩn thận nếu không sẽ tiêu tốn cả đống thời gian và nguồn lực.

Các phương pháp hoạt động của Branded3

Các nghiên cứu của Moz Ranking 2015 là điểm bắt đầu của Branded3 . Các nghiên cứu này được lập nên bởi 150 con người rất tài năng cùng nhau trả lời cuộc khảo sát của Moz để tập hợp nên nó. Vì thế nghiên cứu này là đáng tin cậy.

Nhưng những nghiên cứu này đã từ hơn 2 năm trước , và Branded3 biết rằng họ làm ăn với nhiều doanh nghiệp khác nhau , trong số đó có cả các ngành công nghiệp mang tính cạnh tranh trên toàn thế giới. Do đó không thể áp dụng một cách máy móc được.

Vì vậy, khi sử dụng các số liệu tổng hợp từ các mẫu của Moz cho thời điểm ban đầu, họ đã yêu cầu mỗi thành viên của nhóm SEO của mình cùng đánh giá một yếu tố xếp hạng trên thang điểm 10 về độ quan trọng. Số liệu từ các mẫu nghiên cứu của Moz được coi là 1 điểm và các nhà chiến lược SEO  từng người sẽ được đánh giá 1 điểm. Cho đến giờ họ đã làm việc với hàng trăm trang web lớn – tại Branded3 và tại các cơ quan trước đây cùng với những người đã từng làm cho các nhóm hay tổ chức khác, và mỗi trang web đó có đến hàng trăm đối thủ cạnh tranh mà họ đang hằng ngày phải theo dõi.

Sau đó, một câu hỏi được đặt ra cho nhóm SEO: Theo kinh nghiệm của bạn, tối ưu các yếu tố xếp hạng này thì khó đến mức nào ?

Họ cũng đang xem xét các việc như:

Xem thêm:

Branded3 đã sử dụng những nghiên cứu này như thế nào ?

Trên thực tế, nếu dựa trên các kinh nghiệm mà bạn nghĩ công việc SEO của bạn dễ dàng hơn so với những gì Branded3 kể thì đó sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn đấy. Nếu mọi người đều công nhận một yếu tố nào đó là tín hiệu SEO tốt và bạn có thể dễ dàng tối ưu được nó trong khi mọi người khác lại chật vật để có thể thực hiện việc tối ưu, thì chắc chắn đây sẽ là lợi thế của bạn trong việc lên các chiến lược cạnh tranh trong SEO.

Các chiến thuật rất quan trọng nhưng cũng vô cùng khó để tối ưu hoá sao cho có thể trở thành các chiến thuật lâu dài. Theo kinh nghiệm thì nếu đội ngũ Branded 3 gặp phải một vấn đề khó khăn, nhưng nó lại không quan trọng lắm, thì họ sẽ chuyển sang bàn bạc về một vấn đề khác quan trọng hơn.

Toàn bộ ma trận về các yếu tố xếp hạng trên Google năm 2018 của Branded3

Xem thêm:

Top 10 những yếu tố xếp hạng Google quan trọng mà SEOer cần biết

Yếu tố xếp hạng Độ quan trọng
Cấp độ tên miền, các tính năng 9.47
Từ khóa cấp độ trang web, các số liệu dựa trên nội dung 8.76
Số liệu về thời gian ở lại trang hay mức độ níu kéo người dùng 8.66
Trang web hỗ trợ điện thoại di động ( cho xếp hạng trên thiết bị di động) 8.64
Số lượng tìm kiếm cho từ khóa và tên thương hiệu, URL hoặc tên miền cụ thể 8.13
Tốc độ tải trang 8.07
Sử dụng các thiết kế dễ tương tác và tối ưu cho điện thoại 7.93
Tỷ lệ nhấp (CTR) tương đối từ SERP của Google tới trang qua từ khóa 7.88
Sự độc đáo của nội dung trên trang 7.87
Trang web hỗ trợ HTTPS/SSL 7.84

Xem thêm:

Top 10 yếu tố SEO đơn giản nhất để thực hiện

Yếu tố xếp hạng Độ dễ
Trang có sử dụng Open Graph (giao thức dùng để giao tiếp giữa website của bạn với mạng xã hội facebook) hay các thẻ của Twitter 7.75
Thời gian tới khi tên miền hết hạn 7.63
Sử dụng các hình ảnh trên trang web 7.38
Trang có sử dụng Schema.org hay các cấu trúc dữ liệu khác 7.25
Các danh sách thông tin liên hệ tên miền 7.27
Số lượng các trang bị đán lỗi trong quá trình thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang web 7.13
Danh tiếng và chất lượng của sản phẩm đã được kiểm chứng trên thị trường của doanh nghiệp 7.00
Sử dụng đa dạng các phương thức truyền thông (video,slide,…) 6.50
Tính duy nhất của nội dung trên toàn bộ trang web 7.87
Độ dài của nội dung trên trang 7.84

Xem thêm:

10 yếu tố được cho rằng kém quan trọng cho xếp hạng.

Yếu tố xếp hạng Độ quan trọng
Từ khóa là tên miền mở rộng 9.47
Thời gian để tên miền hết hạn 8.76
Số lượng từ trong tên miền 8.66
Ủng hộ tích cực cho trang trên các trang mạng xã hội 8.64
Các link mạng xã hội tích cực và các đường dẫn đưa đến trang 8.13
Sử dụng gạch nối (-) trong tên miền 8.07
Các link tích cực bên ngoài dẫn đến trang 7.93
Bình luận về trang web trên các trang mạng xã hội 7.88
Số lượng like và chia sẻ trên Facebook liên quan đến URL 7.87
Số lần được ghim (pin) trên trang Pinterest liên quan đến URL 7.84

Top 10 yếu tố quan trọng nhất với SEO theo kinh nghiệm thực chiến

Yếu tố xếp hạng Độ quan trọng của Branded3 Độ quan trọng của Moz Sự khác biệt
Trang có sử dụng HTTPS/SSL 7.84 4.59 3.25
Thời gian ở lại trang và độ níu kéo người dùng 8.66 5.91 2.75
Từ khóa có sự liên quan đến tên miền 6.79 4.08 2.71
Từ khóa được mô tả ngay ở tên miền gốc 7.36 5.22 2.14
Cấp độ tên miền và các tính năng của từ khóa 6.12 4.09 2.03
Số lượng tìm kiếm cho từ khóa và tên thương hiệu, URL hoặc tên miền cụ thể 8.13 6.2 1.93
Tổng thời gian ở lại trang và mức độ níu kéo khách hàng ở trên cả tên miền 7.53 5.76 1.77
Sử dụng  thiết kế dễ tương tác và hỗ trợ điện thoại 7.93 6.33 1.60
Tốc độ tải trang 8.07 6.6 1.47
Các số liệu về nhãn hiệu ở cấp độ tên miền 7.32 5.88 1.44

Xem thêm:

HTTPS/SSL-  Sự khác biệt rõ nhất là ở số liệu năm 2018( của Stephen) với năm 2015 ( của Moz). Mặc dù Google đã thông báo rằng HTTPS là một yếu tố xếp hạng trước khi Moz công bố các kết quả điều tra, nhưng nó cũng chưa được để ý đến mấy , và cũng chưa có nhiều trang lớn thực sự chuyển đổi sang giao thức này.

Xem thêm: Những lưu ý khi chuyển HTTP sang HTTPS

Thời gian ở lại và mức độ níu kéo người xem– Stephen tin rằng sự níu kéo người xem ở lại trang web lâu là một tín hiệu xếp hạng rất tốt sau nhiều lần kiểm tra. Hiện tại thì Stephen và đội ngũ  luôn hướng đến tối ưu các trang ở phía khách hàng để có thể giữ chân người xem.

Từ khóa có liên quan đến tên miền – Cũng giống như là một cửa hàng chuyên mua lại laptop cũ thì sẽ luôn chú trọng thăng hạng cho từ khóa “laptop cũ”, đơn giản là vì từ khóa đó liên quan đến doanh nghiệp

Từ khóa hiện diện ở trên tên miền gốc– Khi tìm kiếm nếu trùng với tên miền thì trang web có tên miền sẽ xuất hiện. Một số doanh nghiệp còn có các từ khóa quan trọng mà thuật toán EMD cũng khó có thể đánh tụt hạng trang web được, mặc dù trông nó y hệt một trang web spam.

Cấp độ tên miền và các tính năng của từ khóa-  SEO kĩ thuật đang ngày càng phát triển và những yếu tố như tối ưu tốc độ tải trang web cũng đã được chú ý nhiều hơn. Các yếu tố như liên kết ( link) nghe có vẻ khá là phức tạp, nhưng với các công nghệ mới như là AMP cũng có thể đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi thế cạnh tranh hàng tháng nếu triển khai được.

Số lượng tìm kiếm cho từ khóa và tên thương hiệu, URL hoặc tên miền cụ thể- Như ở trên

Thiết kế dễ tương tác và hỗ trợ điện thoại-  Tính năng hỗ trợ điện thoại ngày càng quan trọng khi mà Google hướng tới ưu tiên các trang hỗ trợ điện thoại, vì thế bạn nên chú ý vào điều này.

Tốc độ tải trang web-  Thành ngữ có câu “Trâu chậm uống nước đục”, trang nào tải nhanh hơn thì có thứ hạng cao hơn thôi !

Xem thêm:

10 yếu tố theo kinh nghiệm được coi là kém quan trọng của Branded3

Yếu tố xếp hạng Độ quan trọng của Branded3 Độ quan trọng của  Moz Sự khác biệt
Tỉ lệ người xem truy cập vào và rời khỏi trang web ngay sau đó ( Bounce rate) 3.35 6.15 -2.80
Tốc độ liên kết của trang 3.90 6.14 -2.24
Độ liên quan đến chủ đề của liên kết tên miền ( cấp độ tên miền) 5.26 7.36 -2.10
Tên miền được liên kết với các tác giả có danh tiếng 2.88 4.89 -2.01
Số liệu về các liên kết ở cấp độ trang web 6.35 8.19 -1.84
Sự đa dạng của các văn bản neo trên trang 5.22 6.94 -1.72
Độ liên quan đến chủ đề của liên kết tên miền (ở cấp độ trang web) 5.58 7.26 -1.68
Vị trí / ngữ cảnh của liên kết gửi đến 4.94 6.43 -1.49
Các đánh giá từ liên kết bên ngoài dẫn tới trang 2.66 3.91 -1.25
Độ tin cậy đến từ các liên kết của các trang web có tiếng 5.52 6.69 -1.17

Xem thêm:

Tỷ lệ thoát – Google thường không để ý tới tỷ lệ thoát, mặc dù nó  là một số liệu trong Google Analytics được dùng để đánh giá các số liệu quan trọng hơn như là thời gian ở lại trang của khách hàng.

Tốc độ liên kết của trang và các số liệu về liên kết trên cấp độ trang (page-level) – Các trang nội bộ không tự dung thường xuyên thu được các liên kết , đây chắc chắn không phải là một phần thưởng rơi từ trên trời xuống mà phải do có yếu tố nào đó tác động đến.

Độ liên quan đến chủ đề của liên kết tên miền –Niche site là trang web viết về một chủ đề hay một đối tượng cụ thể, phân biệt với các chủ đề khác một cách rõ ràng. Các chiến lược mua lại liên kết của Branded3 thường chú ý đến báo chí và các trang web chuyên sâu bởi vì họ hay viết về tất cả các chủ đề. Các blog Niche có thể giúp lôi kéo lưu lượng truy cập nhưng  lại không phù hợp cho SEO

Tên miền được liên kết với các tác giả có danh tiếng – Leo hạng qua tên tác giả từ trước thì có nhưng giờ thì không còn xuất hiện nữa.

Văn bản neo (Anchor text) – Là một văn bản mà bạn có thể nhấp được của một liên kết. Nhưng văn bản neo không chỉ làm bạn bị phạt, bạn còn không thể tìm được các liên kết chất lượng qua văn bản neo. Do đó, không nên dùng đến nó trừ khi bạn muốn các văn bản neo gắn thương hiệu của mình.

Vị trí / ngữ cảnh của liên kết gửi đến – Liên kết trong nội dung thì có tác dụng hơn so với nội dung ở thanh bên cạnh, chân trang,… – nhưng có lẽ chẳng ai quan tâm đến điều này nữa rồi.

Đánh giá – Các link thông thường trên trang Daily Mail của Branded3 đem lại khá nhiều kết quả. Nhưng cho dù họ có làm gì đi chăng nữa thì hầu hết mọi đánh giá đều là tiêu cực.

Độ tin cậy -Nó có phức tạp hơn một chút so với các chỉ số như MozTrust (số liệu chỉ mức độ tin cậy liên kết của Seomoz, cho thấy độ tin tưởng của 1 trang web ) hay Trust Flow (số liệu để đánh giá độ tin cậy của liên kết đến website của bạn) .Chỉ số này được cho là không dựa trên số liên kết của các trang đáng tin cậy khác trên trang của bạn , cũng giống như việc một trang web nào đó muốn có liên kết từ các trang cụ thể khác để chứng minh rằng trang của họ là “xịn” và đáng tin cậy.

Không thể bỏ qua:

Những việc bạn nên làm.

Google có lẽ sẽ không dùng hẳn một bộ các yếu tố xếp hạng riêng biệt cho các doanh nghiệp lớn và các truy vấn có tính cạnh tranh đâu, vì thế để biết được mình cần tối ưu cái gì thì trước tiên cần tự hỏi bản thân một câu “Mình có khả năng làm những việc gì ?”. Có một sự thật phũ phàng là Google xếp hạng trang web dựa trên những yếu tố mà chúng ta khó có thể tác động đến. Đầu tiên bạn cần đánh giá xem những điểm mạnh mà mình có : Trang web của bạn có ít các thủ tục rườm rà hơn các trang khác ?,  Đội ngũ nhà phát triển của bạn có lớn hơn các đối thủ ?, v.v . Một yếu tố được tính đến là để xếp hạng chỉ khi bạn tác động đến yếu tố đó.

Exit mobile version