100 Bước SEO WebSite mới cho Khởi nghiệp
Với một doanh nghiệp Star-Up non trẻ SEO có thể là một khái niệm mới mẻ và khó khăn. Dưới đây là 100 mẹo SEO dành cho các doanh nghiệp Start-Up để có thể chinh phục các công cụ tìm kiếm.
Các bài viết hay về SEO:
- Không làm SEO đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận từ bỏ lượng khách hàng tiềm năng đến từ các công cụ tìm kiếm. Bạn không SEO thì các công cụ tìm kiếm không thể phân loại và xếp hạng trang web của bạn cho các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Điều đó cũng có nghĩa là khách hàng tiềm năng sẽ không tìm thấy website của bạn trong hàng ngàn kết quả đến từ các đối thủ khác.
- Chú trong cả SEO on-page và SEO off-page. Bạn không thể đạt kết quả tốt nhất nếu chỉ làm một trong 2 việc trên. Hãy tối ưu cả 2 để đem đến kết quả SEO tốt nhất.
- Bắt đầu SEO ngay từ bây giờ. Bắt đầu càng sớm thì bạn càng có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu bạn bắt đầu muộn, có thể bạn sẽ bị đối thủ bỏ xa phía sau.
- Nắm rõ đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy tìm hiểu về những trang web xếp hạng 1-5 các từ khóa mà bạn muốn được xếp hạng. Hãy xem xét cách họ tối ưu SEO on-page và SEO off-page để đạt được kết quả cao như vậy.
- Chiến lược SEO là duy nhất. Điều này nói rằng bạn không thể áp dụng chiến lược SEO của trang web khác cho trang web của bạn. Có quá nhiều yếu tố tác động đến SEO và bạn không nên áp dụng một chiến lược chưa được tối ưu trên những đặc điểm của doanh nghiệp của bạn.
- SEO có thể không tốn kém. Với những doanh nghiệp Start-Up, ngân sách là một vấn đề nhạy cảm. Và bạn sẽ không cần tốn nhiều tiền cho SEO nếu bạn đầu tư thời gian cho việc tạo ra nội dung tốt cũng như xây dựng backlink hiệu quả.
Hiểu hơn về backlink với bài viết: Backlink là gì? Những lợi ích mà Backlink mang lại?
- Kết quả SEO sẽ không đến ngay lập tức. Thời gian thường thấy để SEO có hiệu quả “nhìn thấy được” thường là 3 đến 6 tháng. Nếu bạn hy vọng hôm nay làm SEO và ngày mai từ khóa của bạn đã được xếp hạng trong trang đầu tiên của Google thì đó là điều không thể. Hãy kiên nhẫn với SEO.
- Trang web càng mới càng cần kiên nhẫn hơn. Bởi trang web của bạn mới nên bạn cần thời gian để xây dựng uy tín cũng như có được sự tin tưởng của khách truy cập. Đây sẽ là những khách hàng tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Không ngừng cải thiện trang web. Nếu bạn muốn trang web của mình tiếp tục xếp hạng cao hơn, thu hút nhiều khách truy cập hơn và có doanh số cao hơn thì bạn cần liên tục theo dõi, cập nhật và cải thiện nó.
- Thích ứng với các thuật toán. Các công cụ tìm kiếm thường xuyên cập nhật những tính năng, quy định mới, do đó bạn cũng cần cải tiến chiến lược SEO của bạn theo những cập nhật đó.
- Bạn không cần gửi trang web của bạn đến cho các công cụ tìm kiếm. Bởi vì họ luôn có những “bot” đi thu thập tin tức từ khắp nơi trên công cụ tìm kiếm của họ. Và những “bot” này sẽ giúp họ xác định, phân loại và xếp hạng trang web của bạn.
- Nhận lời khuyên trực tiếp từ Google. Không nguồn tin nào đáng tin cậy như chính thông tin được đăng tải bởi nhà cung cấp các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể xem thêm tại Nguyên tác quản trị trang web và Video trợ giúp quản trị trang web của Google.
- Đừng mạo hiểm với các hình phạt của Google. Đừng nên thử dù chỉ một lần vi phạm một trong những điều không nên làm khi SEO. Nếu bạn bị Google phạt, trang web của bạn sẽ bị mất một lượng lớn khách truy cập trong thời gian dài.
- Hiểu rõ lý do nào có thể khiến trang web của bạn bị phạt. Nguyên nhân phổ biến đến từ nội dung kém chất lượng, từ khóa bị spam, bố cục trang có quá nhiều quảng cao và chất lượng backlink thấp.
- Bạn cần chịu trách nhiệm cho tất cả những công việc SEO được thực hiện. Google sẽ không xóa hình phạt chỉ vì bạn nói rằng bạn không biết mình đã vi phạm điều gì. Vậy nên bạn cần nắm rõ luật và chơi theo luật của Google.
- Thiết lập và sử dụng Google Search Console. Sử dụng công cụ Google Search Console để xác định xem những từ khóa nào trên trang của bạn đã được xếp hạng và các trang nào đang được liên kết với trang của bạn.
- Thiết lập và sử dụng Google Analytics. Công cụ này sẽ giúp bạn tìm hiểu về số lượng khách truy cập trang web của bạn, từ khóa họ sử dụng để tìm đến trang web của bạn và những gì họ đã truy cập trên trang.
- Thiết lập Google My Business. Nhiều doanh nghiệp Start-Up cho rằng việc này là không cần thiết, nhưng thực tế nó mang đến một ý nghĩa khá lớn. Nó thông báo với Google rằng trang web của bạn có thông tin rõ ràng, địa chỉ cụ thể nên đáng tin cậy hơn cho khách truy cập. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ bạn SEO tốt hơn trong phạm vi thành phố của bạn.
- Đa dạng hóa nguồn lưu lượng truy cập trang web. Google đem đến một nguồn lưu lượng truy cập lớn nhưng bạn không nên phụ thuộc vào nó 100%. Hãy đặt trứng vào nhiều giỏ – một lời khuyên của kinh tế học nhưng rất phù hợp cho chiến lược SEO của bạn.
- Sử dụng Pay Per Click bên cạnh SEO. Nếu bạn có đủ khả năng để làm cả hai thì đừng bỏ qua Pay Per Click (PPC). Nó có thể sẽ tốn kém hơn khá nhiều so với việc chỉ làm SEO, nhưng gần như lượng truy cập sẽ tăng lên rất nhanh. Bạn có thể xem xét điều này.
- Chất lượng thấp, rủi ro cao. Tất cả những gì xuất hiện trên trang của bạn mà có chất lượng thấp thì chắc chắn bạn đang gặp rắc rối. Nội dung và backlink có chất lượng thấp còn khiến trang web của bạn dễ dàng bị phạt bởi Google.
- Tạo nội dung cho khách truy cập chứ không phải cho Google. Bạn cần nhớ rằng bạn đang là một doanh nghiệp mới, bạn cần xây dựng uy tín và sự tin tưởng của khách truy cập. Do đó, hãy tạo ra nhiều nội dung giúp ích cho khách truy cập trang web.
- Xóa nội dung trùng lặp. Bạn có thể bị phạt nếu các “bot” từ Google phát hiện ra website của bạn đang có quá nhiều nội dung trùng lặp. Có thể là giống nhau trong trang hoặc giống các trang web khác, cả hai đều dễ khiến bạn bị phạt.
- Xóa, hợp nhất hoặc thêm nội dung trên các bài viết chứ quá ít nội dung. Các trang có nội dung quá ít có thể hạ cấp xếp hạng cho một số hoặc toàn bộ từ khóa trên trang web của bạn.
- Không sao chép nội dung từ các trang web khác. Nếu công cụ tìm kiếm phát hiện ra bạn copy nội dung trên các trang web khác, trang web của bạn sẽ nhanh chóng tụt hạng trên Google.
- Đảm bảo nội dụng của bạn đủ tốt để được xếp lên trang đầu tiên. Nếu nội dung của bạn không tốt hơn nội dung đã có trên trang đầu tiên cho một từ khóa thì trang web của bạn không xứng đáng được xếp hạng ở đó.
- Làm cho nội dung hấp dẫn khách truy cập. Nội dung càng hấp dẫn thì khách truy cập càng ở lại lâu hơn trên trang web của bạn. “Dwell time” hay “time on site” là hai yếu tố đánh giá thời gian khách truy cập xem trang web của bạn. Do đó hai yếu tố thời gian này càng lâu thì càng có lợi cho bạn, nó sẽ giúp tăng hạng trang web.
Bạn có thể tham khảo cách viết nội dung hấp dẫn hơn tại đây: 8 Quy tắc Vàng trong Viết bài Chuẩn SEO
- Tạo video. Tăng thời gian “time on site” là một nhiệm vụ hàng đầu của SEO. Vậy nếu bạn có một video hay, khách truy cập sẽ ở lại trang web lâu hơn để xem video đó. Bạn cũng có thể nhận thêm liên kết từ các trang chia sẻ video đó.
- Tạo số liệu thống kê, biểu đồ, đồ thị, infographics,… Mọi người thường thích những nội dung hình ảnh hơn là bài viết thông thường.
- Nội dung đa dạng hơn tương ứng với thứ hạng cao hơn, nhiều khách truy cập hơn và nhiều doanh số hơn. Công cụ tìm kiếm sẽ thưởng cho bạn bị trí cao hơn khi trang web của bạn có nhiều sự tín nhiệm từ khách truy cập. Đây là dấu hiệu để công cụ tìm kiếm hiểu rằng web của bạn chứa những nội dung chất lượng hữu ích cho mọi người.
- Thêm blog vào trang web của bạn. Như vậy bạn có thể thêm các trang nội dung mới vào trang web của mình một cách nhanh chóng và đơn giản.
- Tạo nội dung để đăng được trên các trang web và blog khác. Mọi người có nhiều khả năng chia sẻ liên kết của bạn khi nội dung của bạn có thể sử dụng được trên trang web, mạng xã hội của họ.
- Cân bằng giữa nội dung hữu ích và nội dung tiếp thị. Mục tiêu của bạn vẫn là thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, do đó đừng ngại đăng những bài viết về sản phẩm, dịch vụ của bạn bên cạnh những nội dung chia sử hữu ích khác.
- Viết một tiêu đề hấp dẫn cho mỗi bài viết. Trong vòng 55 ký tự bạn phải tạo ra một tiêu đề thu hút người đọc quan tâm đến bạn. Đồng thời nó cũng cần “chuẩn SEO” để công cụ tìm kiếm có thể hiểu được.
- Viết thẻ meta mô tả duy nhất cho mỗi bài viết. Nhiều người có thắc mắc điều này cũng cần được nhắc đến ở đây sao? Nhưng thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp mới chưa hiểu rõ về thẻ meta mô tả và mắc sai lầm khi để một nội dung cho rất nhiều bài viết.
Trong vào 160 kí tự, bạn cần thuyết phục được người đọc nhấp vào trang web của bạn thay vì các trang web khác. Thẻ Meta Description là gì? Tác dụng thẻ Meta trong SEO
- Nghiên cứu từ khóa trước khi tối ưu chúng. Nếu bạn chọn từ khóa sai thì bất kể bạn cố gắng làm gì cho SEO on-page và SEO off-page thì kết quả cũng sẽ rất thảm hại.
Để không mắc sai lầm trong việc chọn từ khóa, hãy đọc ngay bài viết: Chiên Dza tiết lộ cách Nghiên cứu Kéo từ khóa lên TOP#1
- Sử dụng Keyword Tool của Google. Công cụ này sẽ cung cấp một danh sách từ khóa chất lượng liên quan đến từ khóa chính của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác để lên danh sách từ khóa. Xem thêm bài viết:
- Lấy ý tưởng từ khóa từ mọi người xung quanh. Có thể đó là khách truy cập, nhà cung cấp, đối tác, bạn bè,… họ có những cách nhìn nhận vấn đề khác bạn nên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nghiên cứu từ khóa.
- Nhắm mục tiêu từ khóa có liên quan. Từ khóa của bạn càng có liên quan càng dễ dàng được xếp hạng tốt và tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng càng cao hơn.
- Nhắm mục tiêu từ khóa có mục đích thương mại. Làm điều này khi bạn muốn khách truy cập trở thành khách hàng của bạn và chi nhiều tiền cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Từ khóa đuôi dài giúp bạn có nhiều lượt truy cập hơn. Loại từ khóa này cũng có mức độ cạnh tranh thấp hơn nên bạn cũng dễ SEO lên top hơn.
Nghiên cứu thêm về Từ khóa đuôi dài để giúp Start-Up của bạn nhanh chóng leo top thành công: Từ khóa đuôi dài: Đỉnh cao của Nghệ Thuật SEO Từ Khóa
- Dành một bài viết cho từng nhóm từ khóa có liên quan chặt chẽ với nhau mà bạn đang nhắm mục tiêu. Làm như vậy giúp công cụ tìm kiếm phân loại và xếp hạng các trang của bạn dễ dàng và đơn giản hơn.
- Thêm từ khóa vào đúng vị trí. Từ khóa cần xuất hiện tại tiêu đề bài viết, link url, thẻ meta mô tả, thẻ alt hình ảnh.
- Tránh nhồi nhét từ khóa. Bạn sẽ bị đánh dấu là spam và bị phạt khi sử dụng quá nhiều lần một cụm từ trên một bài viết.
- Backlink ảnh hưởng đến thứ hạng nhiều hơn cả. Số lượng và chất lượng của các liên kết trên trang web của bạn sẽ quyết định phần lớn vị trí của trang web trên bảng xếp hạng Google.
- Không nên đặt mục tiêu backlink. Bởi việc xây dựng backlink là một quá trình ổn định, nhất quán, không ngừng nghỉ và liên tục diễn ra nên bạn không cần tự đặt giới hạn cho nó.
- Nhận backlink từ các nguồn có liên quan. Và nên là các nguồn uy tin. Công cụ tìm kiến sẽ hiển thị kết quả có liên quan cho từng từ khóa và liên kết các trang we có tín hiệu liên quan với nhau (thông qua backlink).
- Nhận backlink từ các nguồn đáng tin cậy. Việc này cũng giống như bạn đang gián tiếp nói với Google rằng trang web của bạn là một trang web uy tín.
- Chuẩn bị các backlink chất lượng. Những backlink bạn lấy bừa không có tính toán sẽ không đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp Start-Up của bạn.
Đọc thêm cách xây dựng backlink thần sầu được chia sẻ từ các chuyên gia: Backlink chất lượng là như thế nào? Cách xây dựng Backlink trong SEO
- Cảnh giác với việc phải trả tiền cho mọi người để liên kết với trang của bạn. Ngắn gọn là cảnh giác với việc mua backlink. Nó có thể không có nhiều chi phí nhưng lại mang một lượng lớn rủi ro cho bạn.
- Đừng tham gia các mạng liên kết. Lợi ích thì cũng có nhưng nguy cơ bị phạt dây chuyền lại cao hơn.
- Đa dạng hóa hồ sơ backlink của bạn. Nhận các loại liên kết khác nhau từ một loạt các địa chỉ IP.
- Xây dựng backlink cho mỗi bài viết bạn muốn được xếp hạng. Giúp mọi người liên kết đến các trang bên trong website của bạn, những trang mà bạn muốn được xếp hạng.
- Các mối quan hệ hiện tại là một nguồn backlink tức thì. Một số nhà cung cấp, đối tác và khách hàng của bạn sẽ liên kết đến các trang web của bạn nếu bạn yêu cầu họ.
- Nhận được backlink tốt mà đối thủ của bạn đã có. Hãy tạo ra lý do, có thể là nội dung tốt, chất lượng để khiến nhiều người đi backlink đến trang web của bạn như đối thủ cạnh tranh của bạn đã làm được.
- Nhận một số backlink dưới dạng anchor text. Để hiểu hơn về anchor text bạn nên đọc bài viết sau:
- Phần lớn backlink nên gắn thương hiệu. Một hồ sơ backlink mà không có liên kết chứa thương hiệu (tên công ty hoặc url của website như lamvt.vn) cho các công cụ tìm, kiếm bạn đã sử dụng để xây dụng liên kết lôi cuốn.
- Biết ai đang liên kết với trang web của bạn. Trong Google Search Console, hãy đến “Lưu lượng truy cập” và sau đó nhấp vào “Liên kết” để kiểm tra số lượng trang web đang liên kết đến trang của bạn, và xem xem đó là những trang nào.
- Đăng ký Ahrefs. Làm như vậy sẽ cung cấp cho bạn quyền truy cập dữ liệu backlink mở rộng cho trang web của bạn cũng như trang web đối thủ của bạn.
- Mỗi trang của trang web nên nhận được ít nhất 1 liên kết từ các trang khác.
- Có các liên kết trực tiếp từ trang chủ của bạn đến các trang quan trọng nhất của bạn. làm như vậy thì “sức mạnh” từ trang chủ sẽ được truyền đếc các trang quan trọng và giúp tăng thứ hạng các trang đó.
Để hiểu hơn về điều này, bạn nên đọc về liên kết nội bộ tại bài viết sau: Hiểu đúng về Liên kết nội bộ trong SEO
- Thêm các liên kết nội bộ vào bài viết. Các liên kết nội bộ sẽ giúp tăng thứ hạng trên Google. Tất nhiên, các liên kết được sử dụng phải là những liên kết chất lượng.
- Xóa các liên kết ngoài không cần thiết. Chỉ giữ lại các liên kết đến các trang khác mà nó thực sự hữu ích đối với trang của bạn.
- Liên kết đến các trang web hoặc blog có liên quan. Khi bạn làm điều này bạn cũng có thể nhận lại được các liên kết tương ứng từ các web hoặc blog đó.
- Để lại nhận xét trên các trang web hoặc blog có liên quan. Bạn làm như vậy để tăng tương tác cũng như tăng niềm tin của khách truy cập đối với bạn.
- Tương tác với các blogger trong ngành của bạn. Việc có mối quan hệ tốt đẹp với những blogger nổi tiếng trong ngành của bạn có thể giúp người theo dõi họ biết đến bạn và trang web của bạn.
- Vì bạn là một doanh nghiệp Start-Up mới nên hãy giữ liên lạc với những doanh nghiệp Start-Up khác. Điều này sẽ giúp bạn có thêm sự quảng bá tốt hơn đến từ những doanh nghiệp tương tự.
- Viết thông cáo báo chí để chia sẻ tin tức và ý kiến.
- Có một đội ngũ telesale cho các chiến dịch của bạn. Điều này cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc SEO web.
- Sử dụng trang web để xây dựng niềm tin và các mối quan hệ. Bạn càng có nhiều mối quan hệ và nhiều người tin tưởng bạn thì sẽ càng có nhiều người nói về bạn, liên kết với bạn. Và cuối cùng là sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn.
- Thêm địa chỉ và số điện thoại vào mọi bài viết của bạn. Điều này để cải thiện niềm tin và thứ hạng của bên trên công cụ tìm kiếm của địa phương.
- Được liệt kê trong danh sách các doanh nghiệp địa phương. Việc các khách truy cập ở ngay gần bạn biết rằng bạn đang cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm họ cần sẽ giúp họ nhanh chóng trở thành khách hàng của bạn.
- Yêu cầu khách hàng để lại đánh giá trên Google My Business. Đánh giá tích cực sẽ giúp cải thiện thứ hạng của bạn trong danh sách Google Local và được đẩy lên trên trong các tìm kiếm có liên quan tại khu vực bạn sống.
- Hãy cá nhân hóa theo cách mà các doanh nghiệp lớn không thể làm. Việc mang một màu sắc cá nhân đặt trên toàn bộ quá trình SEO như bài viết, nhận xét, email, tweet,… sẽ giúp khách truy cập nhớ bạn lâu hơn và dễ dàng quay trở lại với trang web của bạn hơn.
- Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung trên website của bạn. Các trang mạng xã hội có thể kể tên như: Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,…
- Thêm nút chia sẻ mạng xã hội vào trang web của bạn. Việc này sẽ kéo tương tác từ các trang mạng xã hội vào website của bạn.
- Mạng xã hội không phải sự thay thế của SEO. Xin đừng nhầm lẫn vai trò của các trang mạng xã hội và SEO. Các trang này chỉ hỗ trợ quảng bá kéo traffic về website mà thôi.
- Công cụ tìm kiếm xếp hạng bài viết không xếp hạng website. Việc xếp hạng một từ khóa phụ thuộc vào chất lượng trang chứa bài viết đó chứ không phụ thuộc vào toàn bộ website.
- Các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể được xếp hạng cao hơn các doanh nghiệp lớn. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn làm SEO như thế nào.
- Biết vị trí xếp hạng của mình. Trong Google Search Console, mở “Lưu lượng truy cập” sau đó vào “Truy vấn tìm kiếm” để kiểm tra xem trang web của bạn đang xếp hạng từ khóa thứ bao nhiêu.
- Mục tiêu là top 3 chứ không phải top 10. Nếu trang của bạn không được xếp trong top 3 thì từ khóa đó chỉ nhận được dưới 10% lưu lượng truy cập từ các tìm kiếm về từ khóa đó.
- Hiểu lầm về thứ hạng. Việc thứ hạng Google cao không có nghĩa lượng chuyển đổi thành khách hàng cũng cao. Có nghĩa là bạn cần những hoạt động kích thích sự chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào SEO.
- Đừng lo về Domain Authority. Các trang web có thẩm quyền miền (domain authority) thấp có thể và thường được xếp hạng cao hơn các trang web có thẩm quyền miền cao.
- Quan tâm đến http và https cũng như đuôi .com, .vn hay .com.vn. Ví dụ: lamvt.com khác lamvt.com.vn và khác cả lamvt.vn.
- Áp dụng cấu trúc phẳng flat. Các bài viết nên được truy cập trong vòng 3 lần click chuột từ trang chủ. Nếu nhiều hơn, khách truy cập sẽ không còn muốn xem nữa vì quá rắc rối.
- Sử dụng cấu trúc URL đơn giản, rõ ràng. Mọi người có thể đoán được chủ đề bài viết chỉ bằng cách xem URL của trang.
- Sử dụng thẻ tiêu đề. Bao gồm các thẻ H1, H2. Và chúng đều phải chứa từ khóa chính của bài.
Xem thêm bài viết về thẻ tiêu đề: 5 bí quyết viết tiêu đề hấp dẫn, chuẩn SEO
- Sử dụng đoạn mã chi tiết. Chúng cung cấp thêm dữ liệu về trang web của bạn cho các công cụ tìm kiếm và có thể cải thiện xếp hạng của bạn.
- Sử dụng chuyển hướng 301. Nếu bạn thay đổi URL nhưng không chuyển hướng URL cũ sang địa chỉ mới thì các liên kết đến trang cũ sẽ bị lãng phí.
- Thiết lập trang lỗi 404. Liên kết nội dung hay nhất của bạn từ trang lỗi 404 có nghĩa là khách truy cập sẽ ít khi rời khởi web của bạn dù họ gặp phải một trang lỗi 404 không truy cập tiếp được.
- Tối ưu hóa hình ảnh của bạn.
Chi tiết về cách tối ưu hóa hình ảnh được lamvt.vn tổng hợp tại đây: 5 bước tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress chuẩn SEO
- Tối ưu hóa trang web của bạn cho người dùng di động. Trang web của bạn cần rõ ràng, đơn giản và dễ sử dụng cho người dùng web bằng điện thoại hay máy tính bảng.
- Kiểm tra khả năng tương thích của trình duyệt với độ phân giải màn hình. Trang web của bạn cần hiển thị chính xác trong mọi trình duyệt web (Chrome, Safari, IE,…) và độ phân giải màn hình (1366×768, 1024×768, 800×600,…).
- Tối đa hóa tốc độ tải trang của bạn. Sử dụng Google’s site speed tool và triển khai các đề xuất của họ dành cho bạn.
- Sử dụng dịch vụ của một công ty cung cấp host uy tín. Thứ hạng từ khóa của trang web của bạn sẽ bị hạ cấp nếu trang web thường xuyên không truy cập được.
- Thường xuyên sao lưu trang web. Nếu bạn mất đi những dữ liệu trang web của bạn thì công cụ tìm kiếm sẽ loại bỏ những trang web không tải được các kết quả cũ như web của bạn. Do đó thứ hạng sẽ bị tụt.
- Cập nhật những tin tức, xu hướng SEO mới nhất. Bạn có thể đọc các trang như Search Engine Watch, Search Engine Land, SEOmoz, chúng là báo tiếng anh. Đơn giản hơn là cập nhật tin từ Lamvt.vn cho các bài thông báo được Việt hóa.
- Nếu bạn không biết, hãy hỏi. Một công ty mới như Start-Up chắc chắn sẽ có nhiều điều chưa biết về SEO, bạn có thể lên các diễn đàn để đặt câu hỏi.
- Hỏi chuyên gia tư vấn SEO. Nếu bạn định thuê người làm SEO, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia SEO.
- Tham gia vào quá trình SEO. Bạn không nên bỏ mặc SEO cho đội ngũ SEO của bạn, hãy tham gia để có được kết quả tốt nhất.
Những bài viết giúp SEO top 1: